Chương 14: Định Nghĩa Thiện Và Vĩ Đại

18 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 15183)

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
TÌM HIỂU KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Chương 14: Định nghĩa thiện và vĩ đại

I. DỊCH NGHĨA

Có vị sa môn hỏi Đức Phật:

- Thế nào là thiện? Cái gì là vĩ đại nhất?

Đức Phật dạy:

- Thực hành Đạo đế, bênh vực chân lý là thiện. Tâm chí tiếp hợp với đạo là vĩ đại nhất.

II. LƯỢC GIẢI

Cũng với thể loại vấn đáp đơn giản, ngắn gọn, kinh văn của chương 14 này lại định nghĩa đến hai thuật ngữ khá quen thuộc, đó là “thiện” và “vĩ đại” một cách súc tích với sắc thái của giáo lý Bắc tông.

Được hỏi thế nào là thiện, Đức Phật trả lời: “Thực hành Đạo đế, bênh vực chân lý là thiện”. Định nghĩa thiện này hoàn toàn lập cước trên nền tảng học lý Đại thừa Phật giáo. Nếu như ở phần lược giải của chương 4, chúng ta đã biết, thiện theo quan điểm truyền thống của Phật giáo Nam tông là không bệnh hoạn, là tốt đẹp, là khôn khéo, là không lỗi lầm, là có quả an vui[1] thì định nghĩa của kinh này súc tích hơn, xác đáng hơn. Thiện gồm hai phạm trù, thực hành Đạo đế và bênh vực chân lý. Đây cũng chính là nét đặc sắc của Kinh Bốn Mươi Hai Chương so với các kinh hệ Nikaya.

Đề cập đến Đạo đế, ta hiểu ngay rằng Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, theo sớ giải của các luận sư Bắc tông là 37 phẩm trợ đạo pháp, đứng đầu là 8 chánh đạo, kế đến là 7 giác chi, 5 căn, 5 lực, 5 tinh tấn, 4 như ý túc và 4 niệm xứ. Riêng đối với Phật giáo Nam tông, con đường diệt khổ là Bát Chánh Đạo. Vì trong 8 chánh đạo đã bao hàm 37 phẩm trợ đạo pháp.

“Này các Tỳ kheo, tu tập thánh đạo tám ngành làm cho sung mãn, 4 niệm xứ được tu tập đi đến viên mãn, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực và 7 giác chi đều đi đến viên mãn.”[2]

Trên cơ sở đó, tám chánh đạo được xem là con đường diệt khổ độc nhất cứu cánh, hướng đến xuất ly sinh tử, giải thoát Niết bàn: “Thánh đạo tám ngành, nếu tu tập làm cho sung mãn đưa đến Niết bàn, đưa đến cứu cánh tịch diệt.”[3]

Ở một đoạn kinh khác, tám chánh đạo còn gọi là Trung Đạo.

“Thế nào là Trung Đạo? Này các Tỳ kheo, do Như Lai giác hiểu, đưa đến an tịnh thắng trí, giác ngộ Niết bàn. Chính là con đường thánh tám ngành.”[4]

Như vậy, khi phân chia chi tiết, chúng ta thấy:

- Có chánh tri kiến là thiện: Chánh tri kiến bao gồm thông đạt Tứ diệu đế, thông đạt nhaân quả báo ứng, thông đạt bản chất vô thường, vô ngã của các pháp về mặt hiện tượng, còn bản thể là bất sinh, bất diệt…

- Có chánh tư duy là thiện: Chánh tư duy là một thứ tư duy ly khai các loại suy luận thuần lý nằm trong nhị biên (có không), tứ cú (có, không, vừa có vừa không, chẳng có chẳng không). Hay nói đúng hơn, nó là một thứ tư duy xuất ly tư duy, và vô tam độc, tam bất thiện căn tư duy (tư duy không mang sắc thái tham, sân, si).

- Có chánh ngữ là thiện: Chánh ngữ là từ bỏ lời vọng ngữ, lời ly gián ngữ, lời độc ác, lời phù phiếm. Là nói đúng chân lý, đúng bản chất của vấn đề, không quanh co. Là ái ngữ, nhu nhuyến ngữ, chân thật ngữ.

- Có chánh nghiệp là thiện: Bao hàm những hành vi luân lý, ôn hòa, từ bi của Phật giáo như không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không vọng ngữ, không uống rượu.

- Có chánh mạng là thiện: Chánh mạng là nếp sống đạo đức, phạm hạnh, hiền lương không phương hại đến lợi ích tha nhân, từ bỏ ác, làm điều lành, giữ tâm ý thanh tịnh, không gây tệ trạng cho xã hội…

- Có chánh tinh tấn là thiện: Chánh tinh tấn bao gồm bốn phạm trù tu tập. Điều ác đã làm, quyết không làm nữa. Điều ác chưa làm không bao giờ làm. Điều thiện đã làm ra sức phát huy. Điều thiện chưa làm, tạo điều kiện thực hiện.

- Có chánh niệm là thiện: Chánh niệm là vô niệm, là khéo quán tuệ, không tác ý bất thiện, tĩnh lự, tỉnh giác, với mục đích điều phục mọi tham ưu ở đời.

- Có chánh định là thiện: Chánh định ly các dục pháp (dục giới, sắc giới, vô sắc giới), lậu pháp (dục, kiến, hữu, vô sinh), tu tập sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.[5]

Đó là phạm trù thứ nhất của thiện. Phạm trù còn lại là “bênh vực chân lý”, chân lý là một khái niệm tương đối trừu tượng. Theo Bắc tông, chân lý là Tứ diệu đế, lục độ vạn hạnh, ngũ minh, và quan trọng là nguyên lý bất sinh, bất diệt của các pháp. Theo Nam tông, chân lý chính là Tứ diệu đế hay đơn giản hơn “các hành là vô thường, các hành là khổ (tương đối), các hành là vô ngã.”[6] Bênh vực chân lý là bảo vệ, giữ gìn, bênh vực những nguyên lý tuệ giác đó, dù có phải trả giá bằng sinh mạng.

Một vấn đề khác được nêu lên trong pháp thoại, là câu hỏi của một vị sa môn tham vấn Đức Phật về nhận thức quan với điều gọi là “vĩ đại nhất”. Nếu như quan điểm truyền thống của Bà la môn cho rằng vĩ đại nhất là người hội đủ năm đặc tính: 1/ Bà la môn thuần chủng. 2/ Tinh thông ba tập Veda, nhân tướng học, tự nhiên học. 3/ Dung mạo tuấn tú, đẹp trai. 4/ Nếp sống mẫu mực theo Bà la môn. 5/ Thông minh xuất chúng (Trường II, Kinh Sonadanda, tr. 130), thì Đức Phật cho rằng “tâm chí tiếp hiệp với Đạo là vĩ đại nhất”. Nội dung của Đạo như đã lược trình bày ở trên cũng như khái niệm “chí đạo” ở chương 13 và chương 2: “Vô niệm, vô tác, phi tu, phi chứng”. Tiếp hợp với đạo là tiếp hiệp với tám chánh đạo, là tiếp hiệp với nguyên lý “Vô niệm, vô tác, phi tu, phi chứng”. Cái vĩ đại như vậy mới thật sự là vĩ đại nhất. Vì khi tâm chí đã tiếp hiệp các chân lý, tâm hành giả sẽ xu hướng đến thiện pháp, ly bất thiện pháp, xu hướng đến Niết bàn, giải thoát: một sự vĩ đại của các vĩ đại.

Nhìn chung, cả hai định nghĩa về “thiện” và “điều vĩ đại nhất” của Đức Phật trong chương này thật siêu việt. Đồng thời, đây cũng là mốc đánh dấu những nét đặc thù trong nhận thức quan của Phật giáo Bắc tông là khúc chiết, sâu sắc. Thiện không chỉ là những hành vi luân lý đạo đức theo nghĩa thông thường, mà thật sự còn liên quan đến những phạm vi nhân bản và siêu nhân bản Phật giáo, nhân sinh quan và thế giới quan Phật giáo. Thiện còn liên quan đến nhận thức luận, và tam tuệ học giới (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng), định (chánh ngữ, chánh niệm, chánh định) và tuệ (chánh kiến, chánh tư duy). Cũng như gọi là vĩ đại nhất, chưng bởi, tâm hiệp với chí đạo, với đạo đế, với nguyên lý siêu lý luận, thực chứng như đã nói.

Do đó, chương này còn xem là chương đặc thù của giáo lý Bắc tông trong Kinh Bốn Mươi Hai Chương.

 

 


[1] Bộ Pháp Tụ, tr. 24.

[2] Tương Ưng Bộ Kinh V, tr. 49.

[3] Tương Ưng Bộ Kinh V, tr. 11.

[4] Tương Ưng Bộ Kinh V, tr. 424.

[5] Theo Tương Ưng Bộ Kinh V, tr. 810.

[6] Dhp.277-279.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 15308)
Như tựa đề sách, Thực Hành Con Đường Bồ Tát, phần giảng chú trọng vào sự thực hành hơn là giảng từng câu, và chú ý vào ý nghĩa để thực hành hơn là những khía cạnh khác như giáo lý và triết học. Hơn nữa, đối với một câu kinh, khó mà bình giảng cho trọn vẹn.
22 Tháng Hai 2015(Xem: 14943)
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường. Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 11084)
Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 8703)
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 7592)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thân và Hóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na. Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của Đức Phật Thích Ca và tất cả chư Phật.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9802)
Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 16147)
“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển. Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12547)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
24 Tháng Tám 2014(Xem: 7341)
Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiều chúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơn nữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làm những gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâm duyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bất khả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì?
14 Tháng Năm 2014(Xem: 14064)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.