Mảnh Gương Hai Mặt

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 48753)


Mảnh Gương Hai Mặt
Phỏng theo tác phẩm Plaidoyer pour le Bonheur của Matthieu Ricard
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH

 

51hgc8s6ztl__sl500_aa300_Nếu bằng cách nầy hay cách khác mà chúng ta cố tìm cho được Hạnh Phúc, thì có lẽ khát vọng chánh đáng nầy khó thành tựu được.

Đấy là thảm kịch chung của nhân loại. Ai cũng sợ khổ cả, nhưng mọi người vẫn vô tình lao đầu vào hướng đó mà không hay. Muốn có được Hạnh Phúc, nhưng mình lại quay mặt bỏ đi về hướng khác.

Đôi khi chính những phương cách để giảm khổ lại là những nguyên nhân làm gia tăng sự khổ ải. Tại sao vậy? Vì chúng sanh vụng về và quan niệm sai lầm về Hạnh Phúc? Nếu cội nguồn của Hạnh Phúc là ở bên ngoài (gia đình, vợ đẹp con khôn, bạn bè, tiền tài, bằng cấp, địa vị, danh vọng, quyền thế, v.v…) thì không có ai có thể với tới được, vì lòng ham muốn của chúng sanh là vô giới hạn.

Chúng ta càng chạy theo Hạnh Phúc đó thì nó lại càng xa lánh chúng ta. Có người cảm thấy không bao giờ mình có được Hạnh Phúc cả mặc dù họ có đủ tất cả điều kiện để được Hạnh Phúc trọn vẹn.

Ngược lại có người khác, nghèo khó, hoạn nạn, bệnh hoạn triền miên, không gia đình, không bè bạn, không thấy tương lai nhưng họ vẫn an phận và nhờ vậy họ cảm thấy Hạnh Phúc trong cuộc sống.

Họ rất dửng dưng, bình thản, tâm thanh tịnh trước mọi nghịch cảnh.

Phải chăng Hạnh Phúc chỉ là một tâm trạng hay đó chỉ là một cảm nhận chủ quan của mỗi con người? Không ai có thể tạo cho ta Hạnh Phúc cũng như không có ai có thể bắt ta khổ đau được!

Hạnh Phúc phải được tìm từ bên trong của chúng ta mà thôi. Muốn có Hạnh Phúc thật sự chúng ta cần phải bắt đầu tự cải hóa chính bản thân chúng ta…

Matthieu Ricard: sanh năm 1946 tại Pháp quốc. Doctorat en génétique cellulaire, môn đệ của Gs Francois Jacob (prix Nobel). Nhờ có cơ duyên với Phật pháp, nên đã từ bỏ cuộc sống thế tục từ hơn 30 năm nay và xuất gia thọ giới các cao Tăng Tây Tạng ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn. Ông đã trở thành nhà sư và đã viết nhiều sách rất giá trị về Phật giáo. Trong số công trình của Ông, cần phải kể đến tác phẩm L’infini dans la paume de la main, du Big Bang à l’ÉveilThe Quantum and the Lotus bàn về nhân sinh quan và vũ trụ quan qua cái nhìn của Phật giáo và của Khoa học. Tác phẩm đã được biên soạn chung với Gs Trịnh xuân Thuận, Ph.D. Astrophysicien, đại học Virginia, Hoa Kỳ. Hiện nay, nhà sư Matthieu Ricard là thông dịch viên Pháp ngữ của Đức Dalai Lama và ngài trụ trì tại chùa Shéchèn, Népal./.

Montreal, Nov 08, 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 7560)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai. Biện tài có nghĩa là tài hùng biện, biện luận tài giỏi, khả năng nói các pháp nghĩa một cách khéo léo trôi chảy, thuyết pháp lưu loát, có sức thuyết phục người nghe.
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7277)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham ái là bản chất của con người. Ái dục, luyến ái nam nữ có vị ngọt, có sức hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7736)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8507)
Theo lời dạy của Thế Tôn: “Tại sao gọi đó là đuốc sáng? Nghĩa là đã dứt hẳn tham dâm, sân giận và ngu si”
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5767)
Ai cũng biết câu “Gần đèn thì sáng”. Trong đạo cho đến ngoài đời, nếu gặp thầy hay và bạn tốt, chắc chắn sự nghiệp của chúng ta sẽ thăng tiến, cuộc sống sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Thầy hay và bạn tốt chính là thiện tri thức. Nhưng với thực tế đời sống hiện nay, thiện ác lẫn lộn, thật giả khó phân, cũng không phải dễ biết ai là thiện tri thức để tựa nương.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5272)
Đạo Phật chủ trương “duy tuệ thị nghiệp”, không duy tín ngưỡng và thần quyền. Nhìn bức tranh Phật giáo lung linh sắc màu tín ngưỡng và thần quyền hiện nay, người có đạo tâm dù lạc quan đến mấy cũng trầm tư về tính hai mặt của phương tiện. Nói theo pháp phương tiện một cách quá đà, không khéo cũng rơi vào vọng ngữ.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4973)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”. Nguyện cho ánh sáng Phật pháp thường chiếu rọi soi sáng thế gian. Nguyện cho bánh xe Chánh pháp quay hoài để lời Phật được lưu chuyển cùng khắp.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 5072)
Giáo huấn của Đức Phật thật rõ ràng, muốn thành tựu giải thoát an lạc thì cần từ bỏ, không thân cận, không “tham đắm pháp dục và lạc”, đồng thời “tu tập đạo chí yếu”. Người học đạo không thân cận hai pháp dục và lạc vì thấy rõ “Đây là pháp tầm thường ti tiện. Lại đây là trăm mối khổ não”.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 5642)
Người hiện tướng đầu tròn, áo vuông nhưng thiếu vắng phạm hạnh, không có oai nghi, các căn không hộ trì, tâm ý tán loạn, các ác đủ cả… thì những vị này chỉ “tựa như Sa-môn” mà thôi.