Mảnh Gương Hai Mặt

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 48730)


Mảnh Gương Hai Mặt
Phỏng theo tác phẩm Plaidoyer pour le Bonheur của Matthieu Ricard
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH

 

51hgc8s6ztl__sl500_aa300_Nếu bằng cách nầy hay cách khác mà chúng ta cố tìm cho được Hạnh Phúc, thì có lẽ khát vọng chánh đáng nầy khó thành tựu được.

Đấy là thảm kịch chung của nhân loại. Ai cũng sợ khổ cả, nhưng mọi người vẫn vô tình lao đầu vào hướng đó mà không hay. Muốn có được Hạnh Phúc, nhưng mình lại quay mặt bỏ đi về hướng khác.

Đôi khi chính những phương cách để giảm khổ lại là những nguyên nhân làm gia tăng sự khổ ải. Tại sao vậy? Vì chúng sanh vụng về và quan niệm sai lầm về Hạnh Phúc? Nếu cội nguồn của Hạnh Phúc là ở bên ngoài (gia đình, vợ đẹp con khôn, bạn bè, tiền tài, bằng cấp, địa vị, danh vọng, quyền thế, v.v…) thì không có ai có thể với tới được, vì lòng ham muốn của chúng sanh là vô giới hạn.

Chúng ta càng chạy theo Hạnh Phúc đó thì nó lại càng xa lánh chúng ta. Có người cảm thấy không bao giờ mình có được Hạnh Phúc cả mặc dù họ có đủ tất cả điều kiện để được Hạnh Phúc trọn vẹn.

Ngược lại có người khác, nghèo khó, hoạn nạn, bệnh hoạn triền miên, không gia đình, không bè bạn, không thấy tương lai nhưng họ vẫn an phận và nhờ vậy họ cảm thấy Hạnh Phúc trong cuộc sống.

Họ rất dửng dưng, bình thản, tâm thanh tịnh trước mọi nghịch cảnh.

Phải chăng Hạnh Phúc chỉ là một tâm trạng hay đó chỉ là một cảm nhận chủ quan của mỗi con người? Không ai có thể tạo cho ta Hạnh Phúc cũng như không có ai có thể bắt ta khổ đau được!

Hạnh Phúc phải được tìm từ bên trong của chúng ta mà thôi. Muốn có Hạnh Phúc thật sự chúng ta cần phải bắt đầu tự cải hóa chính bản thân chúng ta…

Matthieu Ricard: sanh năm 1946 tại Pháp quốc. Doctorat en génétique cellulaire, môn đệ của Gs Francois Jacob (prix Nobel). Nhờ có cơ duyên với Phật pháp, nên đã từ bỏ cuộc sống thế tục từ hơn 30 năm nay và xuất gia thọ giới các cao Tăng Tây Tạng ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn. Ông đã trở thành nhà sư và đã viết nhiều sách rất giá trị về Phật giáo. Trong số công trình của Ông, cần phải kể đến tác phẩm L’infini dans la paume de la main, du Big Bang à l’ÉveilThe Quantum and the Lotus bàn về nhân sinh quan và vũ trụ quan qua cái nhìn của Phật giáo và của Khoa học. Tác phẩm đã được biên soạn chung với Gs Trịnh xuân Thuận, Ph.D. Astrophysicien, đại học Virginia, Hoa Kỳ. Hiện nay, nhà sư Matthieu Ricard là thông dịch viên Pháp ngữ của Đức Dalai Lama và ngài trụ trì tại chùa Shéchèn, Népal./.

Montreal, Nov 08, 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 5960)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được vận dụng để minh họa cho thính chúng dễ hiểu, dễ liên hệ, nhận rõ ý nghĩa những lời dạy của Ngài. Nước sông Hằng đã được Thế Tôn dùng để chỉ cho nước mắt của chúng sanh khóc thương nhau trong những lần tử biệt sanh ly, chuyển lưu sanh tử trong nhiều đời kiếp.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 6517)
Trong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai trò rất quan trọng, được xếp thành một tạng riêng, tạng Luật. Trong nội dung tu tập của hàng đệ tử Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cả xuất gia lẫn tại gia, đều phải thành tựu giới; nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát tuệ.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 8629)
Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng một gốc cây”. Lời dạy, thoạt nghe có vẻ ngộ nghĩnh, gần như chẳng quan trọng gì, nhưng khi được Thầy chỉ rõ hơn, đệ tử mới biết rằng, một lời, dù đơn sơ, từ kim khẩu Đức Thế Tôn, đều là một bài pháp.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 7373)
Lịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng. Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phương và Đông phương.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8297)
Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5936)
Tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6827)
Cuộc đời này có vui không? Có, nhưng vui thì ít mà khổ thì nhiều, vui rất khó tìm mà lại dễ mất, vui không bao giờ là quà tặng cho số đông. Nhờ có chút niềm vui trong năm dục mà an ủi phận người, tiếp thêm nghị lực và sức sống cho con người. Tuy có vui nhưng Đức Phật dạy niềm vui ấy thật mong manh,
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6868)
Chúng ta đều biết, người ta sống ở đời mỗi người đều có một thế mạnh, sở trường và sở đoản khác nhau. Biết khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời biết khắc phục và tránh né những thế yếu của mình là nền tảng của mọi thành công.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7894)
Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7396)
Vì sao người tu phải tránh “những điều luận bàn của thế tục”? Thực ra luận bàn để trau dồi và nâng cao tri thức thế gian cũng rất tốt, cần thiết cho cuộc sống nhưng nó không dẫn người tu đến các pháp lành, không đi đến Phạm hạnh, không đến được chỗ tịch diệt. Đây là chỗ người tu hướng đến giải thoát, Niết-bàn cần hết sức lưu tâm. Người tu thì nên nói chuyện tu, không nói chuyện đời mà chỉ “bàn luận về mười việc công đức”, chính là lời căn dặn của Thế Tôn.