Mảnh Gương Hai Mặt

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 48743)


Mảnh Gương Hai Mặt
Phỏng theo tác phẩm Plaidoyer pour le Bonheur của Matthieu Ricard
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH

 

51hgc8s6ztl__sl500_aa300_Nếu bằng cách nầy hay cách khác mà chúng ta cố tìm cho được Hạnh Phúc, thì có lẽ khát vọng chánh đáng nầy khó thành tựu được.

Đấy là thảm kịch chung của nhân loại. Ai cũng sợ khổ cả, nhưng mọi người vẫn vô tình lao đầu vào hướng đó mà không hay. Muốn có được Hạnh Phúc, nhưng mình lại quay mặt bỏ đi về hướng khác.

Đôi khi chính những phương cách để giảm khổ lại là những nguyên nhân làm gia tăng sự khổ ải. Tại sao vậy? Vì chúng sanh vụng về và quan niệm sai lầm về Hạnh Phúc? Nếu cội nguồn của Hạnh Phúc là ở bên ngoài (gia đình, vợ đẹp con khôn, bạn bè, tiền tài, bằng cấp, địa vị, danh vọng, quyền thế, v.v…) thì không có ai có thể với tới được, vì lòng ham muốn của chúng sanh là vô giới hạn.

Chúng ta càng chạy theo Hạnh Phúc đó thì nó lại càng xa lánh chúng ta. Có người cảm thấy không bao giờ mình có được Hạnh Phúc cả mặc dù họ có đủ tất cả điều kiện để được Hạnh Phúc trọn vẹn.

Ngược lại có người khác, nghèo khó, hoạn nạn, bệnh hoạn triền miên, không gia đình, không bè bạn, không thấy tương lai nhưng họ vẫn an phận và nhờ vậy họ cảm thấy Hạnh Phúc trong cuộc sống.

Họ rất dửng dưng, bình thản, tâm thanh tịnh trước mọi nghịch cảnh.

Phải chăng Hạnh Phúc chỉ là một tâm trạng hay đó chỉ là một cảm nhận chủ quan của mỗi con người? Không ai có thể tạo cho ta Hạnh Phúc cũng như không có ai có thể bắt ta khổ đau được!

Hạnh Phúc phải được tìm từ bên trong của chúng ta mà thôi. Muốn có Hạnh Phúc thật sự chúng ta cần phải bắt đầu tự cải hóa chính bản thân chúng ta…

Matthieu Ricard: sanh năm 1946 tại Pháp quốc. Doctorat en génétique cellulaire, môn đệ của Gs Francois Jacob (prix Nobel). Nhờ có cơ duyên với Phật pháp, nên đã từ bỏ cuộc sống thế tục từ hơn 30 năm nay và xuất gia thọ giới các cao Tăng Tây Tạng ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn. Ông đã trở thành nhà sư và đã viết nhiều sách rất giá trị về Phật giáo. Trong số công trình của Ông, cần phải kể đến tác phẩm L’infini dans la paume de la main, du Big Bang à l’ÉveilThe Quantum and the Lotus bàn về nhân sinh quan và vũ trụ quan qua cái nhìn của Phật giáo và của Khoa học. Tác phẩm đã được biên soạn chung với Gs Trịnh xuân Thuận, Ph.D. Astrophysicien, đại học Virginia, Hoa Kỳ. Hiện nay, nhà sư Matthieu Ricard là thông dịch viên Pháp ngữ của Đức Dalai Lama và ngài trụ trì tại chùa Shéchèn, Népal./.

Montreal, Nov 08, 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5324)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5715)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5125)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5467)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6646)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5854)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5175)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6183)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6222)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6037)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.