Mảnh Gương Hai Mặt

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 48748)


Mảnh Gương Hai Mặt
Phỏng theo tác phẩm Plaidoyer pour le Bonheur của Matthieu Ricard
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH

 

51hgc8s6ztl__sl500_aa300_Nếu bằng cách nầy hay cách khác mà chúng ta cố tìm cho được Hạnh Phúc, thì có lẽ khát vọng chánh đáng nầy khó thành tựu được.

Đấy là thảm kịch chung của nhân loại. Ai cũng sợ khổ cả, nhưng mọi người vẫn vô tình lao đầu vào hướng đó mà không hay. Muốn có được Hạnh Phúc, nhưng mình lại quay mặt bỏ đi về hướng khác.

Đôi khi chính những phương cách để giảm khổ lại là những nguyên nhân làm gia tăng sự khổ ải. Tại sao vậy? Vì chúng sanh vụng về và quan niệm sai lầm về Hạnh Phúc? Nếu cội nguồn của Hạnh Phúc là ở bên ngoài (gia đình, vợ đẹp con khôn, bạn bè, tiền tài, bằng cấp, địa vị, danh vọng, quyền thế, v.v…) thì không có ai có thể với tới được, vì lòng ham muốn của chúng sanh là vô giới hạn.

Chúng ta càng chạy theo Hạnh Phúc đó thì nó lại càng xa lánh chúng ta. Có người cảm thấy không bao giờ mình có được Hạnh Phúc cả mặc dù họ có đủ tất cả điều kiện để được Hạnh Phúc trọn vẹn.

Ngược lại có người khác, nghèo khó, hoạn nạn, bệnh hoạn triền miên, không gia đình, không bè bạn, không thấy tương lai nhưng họ vẫn an phận và nhờ vậy họ cảm thấy Hạnh Phúc trong cuộc sống.

Họ rất dửng dưng, bình thản, tâm thanh tịnh trước mọi nghịch cảnh.

Phải chăng Hạnh Phúc chỉ là một tâm trạng hay đó chỉ là một cảm nhận chủ quan của mỗi con người? Không ai có thể tạo cho ta Hạnh Phúc cũng như không có ai có thể bắt ta khổ đau được!

Hạnh Phúc phải được tìm từ bên trong của chúng ta mà thôi. Muốn có Hạnh Phúc thật sự chúng ta cần phải bắt đầu tự cải hóa chính bản thân chúng ta…

Matthieu Ricard: sanh năm 1946 tại Pháp quốc. Doctorat en génétique cellulaire, môn đệ của Gs Francois Jacob (prix Nobel). Nhờ có cơ duyên với Phật pháp, nên đã từ bỏ cuộc sống thế tục từ hơn 30 năm nay và xuất gia thọ giới các cao Tăng Tây Tạng ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn. Ông đã trở thành nhà sư và đã viết nhiều sách rất giá trị về Phật giáo. Trong số công trình của Ông, cần phải kể đến tác phẩm L’infini dans la paume de la main, du Big Bang à l’ÉveilThe Quantum and the Lotus bàn về nhân sinh quan và vũ trụ quan qua cái nhìn của Phật giáo và của Khoa học. Tác phẩm đã được biên soạn chung với Gs Trịnh xuân Thuận, Ph.D. Astrophysicien, đại học Virginia, Hoa Kỳ. Hiện nay, nhà sư Matthieu Ricard là thông dịch viên Pháp ngữ của Đức Dalai Lama và ngài trụ trì tại chùa Shéchèn, Népal./.

Montreal, Nov 08, 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười 2015(Xem: 5404)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh; rồi sau đó là 49 ngày đêm thiền định dưới cội bồ-đề, trở thành bậc Giác Ngộ - chúng ta sẽ thấy rõ tầm quan trọng của nhẫn lực và tư duy lực
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7026)
Lẽ thường thì ai cũng nghĩ mình hay, thông minh, tài trí nhất. Hiếm khi mình tự thừa nhận là thiếu thông minh, kém trí tuệ, thậm chí khi sự thật đã rành rành cũng tìm cách đỗ lỗi cho người khác hoặc do các điều kiện khách quan bên ngoài.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 5657)
Một số thống kê gần đây cho thấy người Việt mỗi năm tiêu thụ rượu bia xếp thứ hạng cao ngất ngưởng nhất nhì trong khu vực. Đây một thứ hạng đáng buồn! Cũng từ đó, những hệ lụy có nguồn gốc từ rượu bia dễ nhận thấy như bệnh tật, gây tai nạn giao thông, làm mất trật tự an ninh xã hội… xảy ra ngày càng nhiều.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 6525)
Nhưng gần đây, có một hiện tượng đáng quan ngại đang diễn ra trong ngành hoằng pháp là một số vị pháp sư, giảng sư thuyết giảng Phật pháp với chủ kiến cá nhân như phủ nhận địa ngục và cõi trời (tịnh độ), khiến người học Phật hoang mang.
09 Tháng Chín 2015(Xem: 6393)
Quán niệm về sự chết là một pháp tu căn bản trong Thập niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Dừng nghỉ, niệm Hơi thở, niệm Thân, niệm Chết). Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5800)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn. Dù mỗi người có toàn quyền tiêu tiền của họ theo những sở thích khác nhau, nhưng Thế Tôn cũng khuyến cáo rằng, đừng “như người làm ruộng chỉ thu hoạch mà chẳng trồng thêm, sau bị cùng khốn dần dần đến chết”.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 5626)
Các căn tịch tĩnh hay hộ trì các căn là người tu vẫn thấy nghe tiếp xúc bình thường với cảnh trần nhưng chánh niệm, giác tỉnh cao độ. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp mà chẳng khởi tưởng dính mắc, không có nghĩ nhớ khiến cho các căn thanh tịnh, không tạo ra nghiệp mới, gọi là thủ hộ các căn.
12 Tháng Tám 2015(Xem: 5434)
Ai thích ngắm trăng cũng đều cảm nhận rằng, dù trăng tròn hay khuyết cũng đều đẹp. Nhưng ít ai liên tưởng được rằng, thiện tri thức như trăng đầu tháng, càng ngày càng sáng đẹp; ác tri thức như trăng cuối tháng, càng ngày càng mờ tối dần.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 4910)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chất và tinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 5197)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục. Dù không ai biết rõ về địa ngục, trừ các bậc Thánh A-la-hán trở lên và những người tạo trọng tội, nhưng với niềm tin nhân quả sâu sắc, chúng ta cảm nhận được phước báo và tội báo rất rõ ràng.