Công đức giữ giới

06 Tháng Giêng 201503:38(Xem: 6528)

CÔNG ĐỨC GIỮ GIỚI
Quảng Tánh
          

blankTrong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai trò rất quan trọng, được xếp thành một tạng riêng, tạng Luật. Trong nội dung tu tập của hàng đệ tử Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cả xuất gia lẫn tại gia, đều phải thành tựu giới; nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát tuệ.

Giới luật nói chung (trừ giới Bồ-tát) được Thế Tôn thiết lập thông qua những biến động trong đời sống Tăng đoàn, mang tính “tùy phạm, tùy chế”. Trong giai đoạn đầu, Tăng đoàn toàn là những bậc Thánh vô lậu nên Thế Tôn không chế giới. Về sau người xuất gia ngày càng nhiều và có những phiền não, uế tạp, trở ngại phát sinh trong đại chúng phàm tăng nên Thế Tôn căn cứ vào những trường hợp cụ thể mà ban hành giới luật.

Giới luật có tác dụng hỗ trợ người tu hành hoàn thiện nhân cách và thánh cách, giúp cho đại chúng hòa hợp và an ổn, khiến Chánh pháp được tồn tại lâu dài nên giữ giới có mười sự công đức.

Một thời Phật ở tại Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có mười sự công đức, Như Lai vì các Tỳ-kheo nói cấm giới. Thế nào là mười? Là thừa sự Thánh chúng; hòa hợp thuận thảo với nhau; an ổn Thánh chúng; hàng phục người ác; khiến các Tỳ-kheo biết tàm, quý, không bị não loạn; người không tin khiến lập lòng tin; người đã tin khiến tăng thêm bội phần; ở trong hiện pháp được dứt sạch hữu lậu, cũng khiến cho các lậu đời sau thảy đều trừ sạch; khiến Chánh pháp trụ đời lâu dài; thường suy nghĩ phải có cách gì để Chánh pháp tồn tại lâu dài.

Này các Tỳ-kheo! Đó là mười pháp công đức, Như Lai vì các Tỳ-kheo nói cấm giới. Cho nên, Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện thành tựu cấm giới đừng để cho mất. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Kết cấm, 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.274)

Rõ ràng, trong bất cứ đoàn thể nào, muốn vững mạnh và an ổn cũng đều cần có nội quy, có kỷ luật. Nội quy càng chặt chẽ, tính kỷ luật càng cao thì đoàn thể ấy càng vững mạnh. Tứ chúng đệ tử Phật cũng vậy, cần được sống trong giới luật, được giới luật che chở và bảo hộ thì mới điều phục được phiền não, thăng hoa tâm linh và khiến cho Chánh pháp trụ đời lâu dài.

Hầu hết người phàm chúng ta, vì vô minh và dục vọng sai khiến nên buông lung, phóng dật tạo ra nhiều điều tội lỗi. Những tranh chấp và bất hòa gây chia rẽ, phiền não tham dục hữu lậu trong tự thân ngày càng nhiều, không chuyển hóa được người ác cải tà quy chánh, khiến người khác mất lòng tin vào Tam bảo v.v… đều do chúng ta không giữ giới mà sanh ra.

Vì thế nên “Giới luật còn là Phật pháp còn” hay “Sau khi Ta diệt độ, hãy lấy Giới luật làm thầy” đã nói lên tầm quan trọng của giới luật. Thế Tôn thiết lập giới luật vì mười pháp công đức, hàng đệ tử tuân thủ giới luật để được mười sự công đức. Chúng ta đã nguyện đi theo con đường giải thoát của Thế Tôn thì cần nương tựa vào giới luật để hoàn thiện tự thân, xây dựng Tăng đoàn vững mạnh, giúp người và cứu đời, khiến Chánh pháp ngày càng xương minh, trụ thế lâu dài. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5324)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5716)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5130)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5468)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6648)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5857)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5178)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6187)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6226)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6040)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.