Tác hại của rượu bia

22 Tháng Chín 201503:09(Xem: 5628)

 TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA 
Quảng Tánh

Beer-Hops-WheatMột số thống kê gần đây cho thấy người Việt mỗi năm tiêu thụ rượu bia xếp thứ hạng cao ngất ngưởng nhất nhì trong khu vực. Đây một thứ hạng đáng buồn! Cũng từ đó, những hệ lụy có nguồn gốc từ rượu bia dễ nhận thấy như bệnh tật, gây tai nạn giao thông, làm mất trật tự an ninh xã hội… xảy ra ngày càng nhiều. Quan trọng hơn và khó nhận thấy hơn đó là ảnh hưởng xấu của rượu bia đến đời sống tinh thần, nhẹ thì khiến tâm trí bạc nhược, dật dờ; nặng thì nghiện ngập khiến đầu óc u mê và thậm chí là si cuồng.

Chưa nói đến ma túy và các chất gây nghiện khác, chỉ riêng việc tiêu thụ rượu bia quá mức như hiện nay đã góp phần làm suy yếu thể chất và trì trệ tinh thần của không ít thế hệ trong cộng đồng. Đây là nạn, là giặc nội xâm mà người Việt cần chiến đấu và phải chiến thắng nếu muốn sống còn. Vì lẽ ấy, trong năm giới của người Phật tử, giới thứ năm Không say nghiện đã được Thế Tôn thiết lập từ xa xưa nhằm giúp con người tránh sa lạc vào đường ác.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành, thực hành nhiều rồi chịu tội súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Nếu sanh trong loài Người thì cuồng, ngu si, hoặc, chẳng biết chân, ngụy như là uống rượu. Này các Tỳ-kheo, nếu có người tâm thích uống rượu, chỗ sanh ra không có trí tuệ, thường chịu ngu si. Như thế, này các Tỳ-kheo, cẩn thận chớ uống rượu. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

- Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào hơn pháp này: đã thực hành, thực hành nhiều rồi hưởng phước trong loài Người, hưởng phước trên Trời, chứng được Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Đó là không uống rượu. Này các Tỳ-kheo, nếu có người chẳng uống rượu, sanh ra liền thông minh không có ngu dốt, biết rộng nhớ nhiều, ý không nhầm lẫn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Ngũ giới,  

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.190)

Thế Tôn đã khẳng định, say nghiện rượu bia là đầu mối của các tội lỗi, là tác nhân để đi đến ba đường ác “súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục”. Không đợi đến kiếp sau ta mới gặp ba ác đạo mà nó luôn ẩn hiện quanh đây. Quan sát hành vi của một người say xỉn thì chúng ta sẽ thấy rõ những biểu hiện mất hết trí khôn của phần “người”, chỉ còn lại phần “con” như tham lam, hung bạo, cuồng si, nói chung là hiện thân của ba đường ác.

Nếu ai còn chút may mắn thoát được ba đường ác thì hậu quả của say nghiện là tuy được làm người mà “không có trí tuệ, thường chịu ngu si”. Cho nên, rượu bia cũng như một loại thuốc độc, không trực tiếp sát hại nhưng giết lần mòn, khiến cho con người bạc nhược, u tối, ngu hèn. Chúng ta thử hình dung, nếu một cá nhân, một gia đình, một xã hội mà ngập ngụa trong bia rượu, sớm say chiều xỉn thì tương lai của họ sẽ về đâu?

Nên học theo lời dạy của Thế Tôn, nói không với rượu bia chính là cứu mình và cứu đời. Không uống rượu, không sản xuất (buôn bán) rượu, không ca ngợi người uống rượu chính là những đóng góp tích cực của người con Phật cho xã hội. Người đệ tử Phật nguyện giữ tâm trong sáng, luôn thức tỉnh trước mọi cám dỗ, tránh xa việc say nghiện là nếp sống lành mạnh, văn minh, lợi mình và ích người.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 6511)
Trong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai trò rất quan trọng, được xếp thành một tạng riêng, tạng Luật. Trong nội dung tu tập của hàng đệ tử Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cả xuất gia lẫn tại gia, đều phải thành tựu giới; nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát tuệ.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 8623)
Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng một gốc cây”. Lời dạy, thoạt nghe có vẻ ngộ nghĩnh, gần như chẳng quan trọng gì, nhưng khi được Thầy chỉ rõ hơn, đệ tử mới biết rằng, một lời, dù đơn sơ, từ kim khẩu Đức Thế Tôn, đều là một bài pháp.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 7368)
Lịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng. Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phương và Đông phương.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8288)
Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5928)
Tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6820)
Cuộc đời này có vui không? Có, nhưng vui thì ít mà khổ thì nhiều, vui rất khó tìm mà lại dễ mất, vui không bao giờ là quà tặng cho số đông. Nhờ có chút niềm vui trong năm dục mà an ủi phận người, tiếp thêm nghị lực và sức sống cho con người. Tuy có vui nhưng Đức Phật dạy niềm vui ấy thật mong manh,
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6862)
Chúng ta đều biết, người ta sống ở đời mỗi người đều có một thế mạnh, sở trường và sở đoản khác nhau. Biết khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời biết khắc phục và tránh né những thế yếu của mình là nền tảng của mọi thành công.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7890)
Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7392)
Vì sao người tu phải tránh “những điều luận bàn của thế tục”? Thực ra luận bàn để trau dồi và nâng cao tri thức thế gian cũng rất tốt, cần thiết cho cuộc sống nhưng nó không dẫn người tu đến các pháp lành, không đi đến Phạm hạnh, không đến được chỗ tịch diệt. Đây là chỗ người tu hướng đến giải thoát, Niết-bàn cần hết sức lưu tâm. Người tu thì nên nói chuyện tu, không nói chuyện đời mà chỉ “bàn luận về mười việc công đức”, chính là lời căn dặn của Thế Tôn.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7464)
Sự tu tập trong Phật giáo, cốt tủy vẫn là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nghĩa là tự lực và tha lực luôn tương tác, hỗ trợ nhau trong tu tập nhưng tự lực vẫn là chính, trọng tâm của việc thực hành giáo pháp. Người tu muốn thành công phải theo thứ lớp, tuần tự từ thấp lên cao. Trước phải có lòng tin, không rời kinh điển rồi sau mới tự mình thân chứng và đến nơi các Thánh quả.