4. Nghề Nghiệp Chơn Chánh (Chánh Mạng)

18 Tháng Mười 201711:56(Xem: 6199)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

IV

HẠNH PHÚC THẤY RÕ TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN TẠI


 
4. 
NGHỀ NGHIỆP CHƠN CHÁNH  / CHÁNH  MẠNG  

 

           (1)Tránh Làm Những Nghề Nghiệp Bất Chánh

 

-  Này các Tỷ kheo, người cư sĩ không nên làm năm nghề này: buôn bán vũ khí, buôn bán động vật còn sống, buôn bán thịt, buôn bán các chất gây nghiện, buôn bán thuốc độc.

 

               (Tăng Chi BK I. Ch.V, Phẩm Ba Pháp )

 

           (2) Sử Dụng Tài Sản Đúng Đắn

 

        Thế Tôn nói với trưởng giả Cấp-Cô-Độc ( Anāthapindika):

 

        -  Với tài sản thâu hoạch do nỗ lực năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp, vị thánh đệ tử thực hiện bốn hành động xứng đáng. Thế nào là bốn ?

        Với tài sản thâu hoạch được đúng pháp như thế, tự mình tạo được hạnh phúc, an vui và giữ gìn sự an vui cho mình một cách đúng đắn; người ấy giúp cha mẹ đươc hoan hỷ an vui và giữ gìn sự an vui cho cha mẹ một cách đúng đắn; người ấy giúp cho vợ con, người hầu, nhân công và người giúp việc được an vui hạnh phúcgiữ gìn sự an vui cho họ một cách đúng đắn;  người ấy giúp cho bạn bè, đồng nghiệp được an vui và giữ gìn sự an vui hoan hỷ cho họ một cách đúng đắn. Đây là trường hợp thứ nhất tài sản được sử dụng tốt, áp dụng có kết quả và sử dụngmục đích xứng đáng.

 

         Hơn nữa, này gia chủ, với tài sản thâu hoach đúng pháp như thế, vị thánh đệ tử có những chuẩn bị để đối phó với những mất mát có thể xảy ra do hỏa hoạn hay lụt lội, do nhà vua , các băng cướp hay những kẻ thừa kế thù nghịch; vị ấy biết bảo vệ an toàn cho mình đối với những kẻ ấy. Đây là trường hợp thứ hai tài sản được sử dụng tốt…

         Hơn nữa, này gia chủ, với tài sản thâu hoach đúng pháp như thế, vị thánh đệ tử thực hiện năm sự hiến tặng : hiến tặng bà con, quan khách,  dâng cúng vong linh tổ tiên, hiến tặng nhà vua, và cúng dường chư thiên. Đây là trường hợp thứ ba tài sản được sử dụng tốt…

 

         Hơn nữa, này gia chủ, với tài sản thâu hoach đúng pháp như thế, vị thánh đệ tử thiết lập sự cúng dường cao thượng cho các vị Sa môn, Bà-la-môn, những vị từ bỏ kiêu mạnphóng dật, những vị an trú trong nhẫn nhục và nhu hòa, hết lòng tự nhiếp phục mình, từ an tịnh mình, và tu tập hướng đến chứng đắc Niết Bàn – đó là sự cúng dường thuộc về thiên giới, kết quà là đem lại  hạnh phúc dẫn đến cõi thiên.  Đây là trường hợp thứ tư tài sản được sử dụng tốt, áp dụng có kết quả và sử dụngmục đích xứng đáng.

 

        Này gia chủ, đây là bốn hành động xứng đáng mà vị thánh đệ tử thực hiện với tài sản thâu hoạch do nỗ lực năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp.

 

        Với bất cứ ai mà tài sản được tiêu dùng vì những mục đích khác với bốn hành động xứng đáng này, thì tài sản đó  được gọi là đã bị lãng phí, đã bị vung vãi quá trớnsử dụng bừa bãi. Nhưng đối với những ai mà tài sản được tiêu dùng vào bốn hành động xứng đáng này, thì tài sản ấy được gọi là đã được sử dụng tốt, áp dụng có kết quả và sử dụngmục đích xứng đáng.”

 

               ( Tăng Chi BK I- Ch VII. Phẩm Nghiệp Công Đức, tr 679-681 )

 

    (3)Hạnh Phúc Của Gia Chủ

 

        Thế Tôn nói với trưởng giả Cấp-Cô-Độc :

        - Này gia chủ, có bốn loại  hạnh phúc mà người gia chủ thích hưởng thụ dục lạcthể đạt được, tùy theo thời gianhoàn cảnh. Thế nào là bốn ? Đó là hạnh phúc do sở hữu, hạnh phúc do hưởng thụ, hạnh phúc do không bị nợ nần, hạnh phúc do không bị kết tội.

         Này gia chủ, thế nào là hạnh phúc do sở hữu ? Ở đây, người gia chủ sở hữu tài sản thâu hoạch đươc do nỗ lực năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp. Khi người ấy suy nghĩ,’’ Ta sở hữu tài sản thâu hoạch đươc do nỗ lực năng động… tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp.’’, người ấy cảm nhận được niềm hoan hỷ. Đây gọi là hạnh phúc do sở hữu.

 

         Này gia chủ, thế nào là hạnh phúc do hưởng thụ ? Ở đây, người gia chủ sở hữu tài sản thâu hoạch đươc do nỗ lực năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp, người gia chủ hưởng thụ tài sản và làm những việc công đức. Khi người ấy suy nghĩ,’’ Ta sở hữu tài sản thâu hoạch đươc do nỗ lực năng động… tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp. Ta hưởng thụ tài sản và làm những việc công đức ’, người ấy cảm nhận được niềm hoan hỷ. Đây gọi là hạnh phúc do hưởng thụ.

 

         Này gia chủ, thế nào là hạnh phúc do không bị nợ nần ? Ở đây, người gia chủ không mắc nợ bất cứ ai ở bất cứ mức độ nào, nhỏ hay lớn.  Khi người ấy suy nghĩ ,’ Ta không mắc nợ bất cứ ai ở bất cứ mức độ nào, nhỏ hay lớn,’ người ấy cảm nhận được niềm hoan hỷ. Đây gọi là hạnh phúc do không bị nợ nần.

 

        Này gia chủ, thế nào là hạnh phúc do không bị kết tội ?  Ở đây, vị thánh đệ tử đã thành tựu được đức hạnh trong sạch về thân, khẩu, ý. Khi vị ấy suy nghĩ,’ Ta đã thành tựu được đức hạnh trong sạch về thân, khẩu, ý,’ người ấy cảm nhận được niềm hoan hỷ. Đây gọi là hạnh phúc do không bị kết tội.

 

         Này gia chủ, đây là bốn loại hạnh phúc mà một người gia chủ thích hưởng thụ dục lạcthể đạt được, tùy vào thời gianhoàn cảnh.

 

( Tăng Chi BK I, CH VII. Phẩm Nghiệp Công Đức-(II) (62) Không Nợ. tr 682-684)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6623)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6709)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6384)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5725)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6106)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6405)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5806)