2. Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, sự Vượt Thoát

18 Tháng Mười 201712:05(Xem: 5960)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VI

TẦM NHÌN  THÂM SÂU VỀ THẾ  GIỚI


 

2. VỊ NGỌT , SỰ NGUY HIỂM, SỰ VƯỢT THOÁT

       

          (1) Trước Khi Ta Giác Ngộ

            -  Này các Tỷ-kheo, trước khi ta giác ngộ, khi ta còn là một Bồ tát, ta suy nghĩ như sau : ‘Cái gì là vị ngọt của thế gian, cái gì là sự nguy hại, và cái gì là sự vượt thoát thế gian? ’. Rồi ý tưởng này khởi lên trong ta: ‘ Bất cứ những gì mang lại vui thích khoái lạc ở thế gian là vị ngọt của thế gianthế gianvô thường, bị ràng buộc với khổ đau, và phải chịu biến hoại, đó là sự nguy hại của thế gian; và đọan trừ, từ bỏ mọi ham muốn dục vọng của thế gian chính là sự vượt thoát thế gian.’

             Này các Tỷ-kheo, bao lâu ta chưa trực tiếp biết được như thật vị ngọt của thế gian là vị ngọt, sự nguy hại của thế gian là nguy hại, và sự vượt thoát thế gian là vượt thoát, cho đến lúc ấy, ta chưa tuyên bố là đã giác tri được vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới với chư thiên, Ác-ma, và Phạm thiên, trong quần chúng này với Sa môn và Bà-la-môn, chư thiênloài người.

             Nhưng  khi ta đã trực tiếp biết được như thật  tất cả các pháp này, ta mới tuyên bố là là đã giác tri được vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới với chư thiên, Ác-ma, và Phạm thiên, trong quần chúng này với Sa môn và Bà-la-môn, chư thiênloài người. Tri kiến này đã khởi lên trong ta:” Tâm giải thoát của ta là bất động; đây là đời sống cuối cùng; nay sẽ không còn tái sinh nữa.

                                    ( Tăng Chi BK I, tr. 468-469- XI. Phẩm Chánh Giác )

 

          (2) Ta Lên Đường Tìm Cầu

             Này các Tỷ-kheo, ta lên đường tìm cầu vị ngọt của thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ vị ngọt nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ  vị ngọt trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.

             Ta lên đường tìm cầu sự nguy hại của thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ sự nguy hiểm  nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ  sự nguy hại trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.

            Ta lên đường tìm cầu sự vượt thoát thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ sự vượt thoát nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ  sự vượt thoát trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.

                                    ( Tăng Chi BK I, tr. 469- XI. Phẩm Chánh Giác )

 

          (3) Nếu Không Có Vị Ngọt

            - Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở thế gian, thì chúng sinh đã không tham đắm thế gian này. Nhưng bởi vì có vị ngọt ở thế gian, nên chúng sinh tham đắm thế gian này.

             Nếu không có sự nguy hại ở thế gian, thì chúng sinh đã không nhàm chán thế gian này. Nhưng bởi vì có sự nguy hại  ở thế gian, nên chúng sinh nhàm chán thế gian này.

             Nếu không có sự vượt thoát thế gian, thì chúng sinh đã không thể vượt thoát thế gian này. Nhưng bởi vì có sự vượt thoát thế gian, nên chúng sinh có thể vượt thoát thế gian này.

                                                (  Tăng Chi BK I, tr. 470-71 - XI. Phẩm Chánh Giác )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6625)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6710)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6384)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5725)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6106)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6407)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5808)