1. Bốn Pháp Vi Diệu

18 Tháng Mười 201712:05(Xem: 5208)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VI

TẦM NHÌN  THÂM SÂU VỀ THẾ  GIỚI


 

1. BỐN PHÁP VI DIỆU


            -  Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có xuất hiện. Thế nào là bốn ?

             Phần lớn quần chúng ưa thích chấp thủthích thú khi chấp thủ, hoan hỷ khi chấp thủ. Nhưng khi Như Lai giảng pháp không chấp thủ, quần chúng mong ước được nghe, lắng tai nghe, và cố gắng hiểu. Đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ nhất xuất hiện khi có sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác.

            Phần lớn quần chúng ưa thích kiêu mạn, thích thú khi kiêu mạn, hoan hỷ khi tỏ ra kiêu mạn. Nhưng khi Như Lai giảng pháp diệt trừ kiêu mạn, quần chúng mong ước được nghe, lắng tai nghe, và cố gắng hiểu. Đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ hai xuất hiện khi có sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác.

            Phần lớn quần chúng ưa thích lăng xăng, vui thích khi lăng xăng, hoan hỷ khi lăng xăng. Nhưng khi Như Lai giảng pháp an tịnh, quần chúng mong ước được nghe, lắng tai nghe, và cố gắng hiểu. Đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba xuất hiện khi có sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác.

            Phần lớn quần chúng sống trong vô minh, bị vô minh che mờ, bị vô minh trói buộc . Nhưng khi Như Lai giảng pháp diệt trừ vô minh, quần chúng mong ước được nghe, lắng tai nghe, và cố gắng hiểu. Đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư xuất hiện khi có sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác.

             Khi Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện.”

                                                                                    ( Tăng Chi BK II, tr 64-65 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6612)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6708)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6381)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5724)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6096)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6394)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5797)