1. Sự Giáng Trần Phúc Lợi

05 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 14747)


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

1 SỰ GIÁNG TRẦN PHÚC LỢI

Nhiều, rất nhiều năm trước tại nước nhỏ ở miền bắc Ấn Độ, một biến cố xảy ra đã làm thay đổi toàn thế giới. Hoàng hậu Ma-Da (Maya) (1), vợ vua Tịnh Phạn (Suddhodana) (2) nhân đức trong lúc ngủ đã thấy một điềm chiêm bao. Trong giấc mộng hoàng hậu thấy một luồng ánh sáng rực rỡ từ trên trời chiếu xuống nơi bà, và trong luồng ánh sáng đó có hình ảnh một con voi to lớn. Voi màu trắng bạch và có sáu ngà. Con voi ánh sáng này bay mỗi lúc mỗi tiến lại gần hoàng hậu và cuối cùng hòa nhập vào trong thân thể của bà.

Hoàng hậu Ma-Da thức giấc, lòng tràn ngập niềm vui vô biên, mà từ trước nay hoàng hậu chưa bao giờ có được.

Hoàng hậu liền báo cho vua Tịnh Phạn biết, và cả hai đã hỏi yêu cầu các quần thần thông bác trong triều đình giải thích về ý nghĩa của điềm chiêm bao. Quý vị trả lời: “Tâu bệ hạ, đó là một giấc mộng lành. Có nghĩa là hoàng hậu sắp sinh con, và vị hoàng tử này tương lai sẽ trở thành một siêu nhân. Không riêng bệ hạ và hoàng hậu, mà toàn thế giới nhân loại đều hưởng sự phúc lành khi hoàng hậu hạ sinh một thái tử, đặc biệt như thế.”
 
Nghe tin lành như vậy, đức vua và hoàng hậu hết sức vui mừng. Hoàng thượng rất sung sướng vì Ngài mong ước có một hoàng nam để tương lai nối ngôi thay ông trị vì đất nước. Và giờ đây điều ước muốn đó của đức vua có thể trở thành sự thực.

Theo phong tục thuở xưa, người phụ nữ trở về quê cha mẹ để sinh đứa con đầu lòng. Cho nên vào lúc sắp sinh thái tử, hoàng hậu Ma-Da cùng với các bạn bè và những người hầu cận đã rời cung điện vua Tịnh Phạn để bắt đầu lên đường trở về quê ngoại của bà.

Đoàn tùy tùng đi một khoảng chưa xa bao nhiêu, hoàng hậu đã bảo ngừng lại nghỉ ngơi. Bà cảm thấy đứa bé sắp sửa ra chào đời. Khi đoàn người đến hoa viên Lâm Tỳ Ni (Lumbini) (3) xinh đẹp, hoàng hậu đi vào trong vườn này để tìm một nơi thuận tiện cho việc sinh hoàng tử. Các tích chuyện đã ghi chép rằng, ngay cả loài vật và cây cỏ cũng muốn giúp đỡ vì chúng biết đứa trẻ hoàng hậu sắp sinh là một siêu nhân. Một nhánh từ một thân cây lớn cuốn cong xuống, và hoàng hậu đã nắm chặt nó với bàn tay phải của bà. Tự chống đỡ trong tư thế này, hoàng hậu đã sinh thái tử. Những người hầu cận đưa tay bồng em bé và trầm trồ ngợi khen mặt mày thái tử trông hảo tướng và trang nghiêm làm sao.
 
 Vào lúc ấy, khắp nơi trong nước, dân chúng cảm thấy an bình và hạnh phúc. Mọi người quên hết nỗi ưu phiền, không còn cải vã tranh chấp và tất cả đều bày tỏ tình thương yêu bao la thân hữu với nhau. Có người thấy mống ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời, cùng những điềm lành và các sự việc bất thường khác.

Các hiền nhân ở toàn vương quốc đều nhận thấy những dấu hiệu an lành và phúc lợi này, cho nên họ vui mừng nói với nhau: “Thật là điều đại phước đã xảy ra. Hãy lưu ý đến những điềm cát tường này! Hôm nay là ngày Rằm tháng tư. Hẳn chắc đó là một ngày trọng đại!”

Hoàng hậu Ma Da không ngờ niềm vui của bà hạ sinh hoàng nam vào lúc ấy lại được toàn dân trong nước đều hân hoan chia xẻ, và hoàng hậu ẵm trong thay thái tử vừa mới sinh trở về kinh đô của nhà vua.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5343)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5522)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6712)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6758)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6259)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4965)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41661)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau