20. Bài Pháp Đầu Tiên

05 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 14570)


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

20 BÀI PHÁP ĐẦU TIÊN

Đường tới thành Ba La Nại khá xa, đức Phật đi chậm rãi xuyên qua các làng mạc và ruộng đồng. Mọi người đều chú ý đến Ngài. Hình dáng Ngài trông uy nghi, hảo tướng với bước đi trang nghiêm và khoan thai. Thoạt nhìn gặp đức Phật dân chúng đều cảm thấy an lành và hạnh phúc. Ngài nói giọng từ tốn và hiền hòa với những ai Ngài gặp. Bất kể người giàu hay nghèo, thông minh hoặc ngu dốt, cao sang hay thấp hèn, đức Phật đều đối xử với họ một cách bình đẳng với sự kính mến và lòng thương bao la.

Cuối cùng, đức Phật đến vườn Lộc Uyển. Từ xa, năm người bạn cũ thấy Ngài đang đi tới. Họ thầm bảo với nhau: “Kìa, ông Tất Đạt Đa bất tài vô dụng nay lại tới đây. Chúng ta khỏi cần tiếp đón con người nhu nhược ấy! Hãy mặc kệ đừng biết đến ông ta”.

Nhưng khi đức Phật tiến lại gần, mọi người đều nhận thấy nơi Ngài có những tướng hảo rất đặc biệt. Cho nên ban đầu họ có ý không muốn nghinh tiếp, nhưng sau tất cả đều tự động đứng dậy chào đón Ngài. Với lòng đầy tôn kính, họ sửa soạn chỗ ngồi nâng giữ chiếc y của đức Thế Tôn, mang nước lại cho Ngài và nói: “Hoan nghênh Ngài Tất Đạt Đa đến vườn Lộc Uyển. Chúng tôi hân hạnh được Ngài đến tu học với chúng tôi tại đây”.

Đức Phật đáp lại: “Này các đạo sĩ, Như Lai cám ơn tâm thành đón tiếp của quý vị. Nhưng quý vị nên biết rằng nay Ta không còn là thái tử Tất Đạt Đa nữa cho nên không đúng chút nào nếu các người gọi ta bằng tên đó”.

Các đạo sĩ hỏi: “Vậy chúng tôi nên gọi Ngài với danh xưng gì?”.

Đức Thế Tôn dạy rằng: “Toàn thế giới đều chìm đắm trong vô minh. Nay. Khi một người đã khám phá ra chân lý, họ không còn sống trong mê lầm nữa. Nay Ta đã giác ngộ và tìm ra chân lý. Tất cả các đấng Giác Ngộ được gọi là Phật”.
 
Rồi năm vị đạo sĩ với lòng tôn kính thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn, xin Ngài hãy chỉ giáo cho chúng con những điều Ngài đã hiểu biết để chúng con cũng được giác ngộ như Ngài”.

Và để đáp lại lời thỉnh cầu của họ, đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên. Nó được gọi tên là: “Chuyển Bánh Xe Pháp” và “Pháp” (Dharma) là chân lý mà Ngài đã chứng ngộ. Ngài bắt đầu thuyết giảng: “Này các sa môn, quý vị nên biết rằng có bốn Chân Lý Vi Diệu. Một là Chân Lý về Sự Khổ. Cuộc sống là ngập tràn những khổ đau như già, bệnh chết và bất hạnh. Mọi người luôn chạy đuổi theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ thấy khổ đau. Ngay khi đạt được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì điều lạc thú ấy. Không có nơi nào con người tìm thấy sự thỏa mãn thực sự hay an lạc hoàn toàn.

“Hai là Chân Lý Cao Siêu về Nguyên Nhân của Sự Khổ. Khi tâm chúng ta chứa đầy lòng tham và dục vọng chúng ta sẽ gặp mọi điều đau khổ. Chẳng hạn một người giàu bo bo giữ của, tánh keo kiết ấy sẽ mang lại cho y sự khổ đau mà thôi.
 
“Thứ ba là Chân Lý Cao Siêu về Sự Chấm Dứt Sự Khổ. Khi tâm chúng ta đoạn diệt hết lòng tham và dục vọng, sự khổ sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ cảm thấy an lạc và hạnh phúc không lời nào diễn tả được.

 “Sau cùng, bốn là Chân Lý Cao Siêu về Đạo Diệt Khổ. Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt hết mọi khổ đau. Nếu chúng ta giữ gìn không sát hại tất cả những chúng sanh, nếu chúng ta biết điều phục tu sửa tâm tánh, và nếu chúng ta đạt được trí tuệ, mỗi chúng ta có thể đạt tới sự an lạc hoàn toàn, chấm dứt mọi khổ đau”.

Sau khi nghe bài pháp này, năm vị đạo sĩ cảm thấy vô cùng hạnh phúc như họ tìm thấy được kho vàng vĩ đại. Tất cả đều nói: “Bạch đức Thế Tôn, Ngài thực sự đã chứng ngộ chân lý. Xin Ngài chỉ dạy cho chúng con con đường đạt tới trí tuệ cùng tột và sự an lạc hoàn toàn. Chúng con nguyện làm đệ tử theo Ngài”.

Được biết rằng vào lúc ấy, nhiều vị thiên thần cũng nghe được bài pháp đầu tiên này nên đã bay xuống trần gian và thốt lên: “Đức Thế Tôn đã bắt đầu chuyển bánh xe pháp. Nguyện cầu thế giới nhân loại tất cả đều hưởng phúc lạc”.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5343)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5522)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6712)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6758)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6259)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4965)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41661)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau