21. Nỗi Khổ Đau Của Bà Mẹ

05 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 14491)


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

21 NỖI KHỔ ĐAU CỦA BÀ MẸ

Đức Phật đã dùng nhiều phương pháp để giáo hóa. Đối với hạng người bình dân và thiếu nhi, Ngài chỉ giáo bằng cách kể cho họ nghe những mẩu chuyện đạo. Đối với hạnh người khá thông minh, Ngài giảng dạy giáo pháp với sự giải thích tường tận. Và có những người Ngài giáo huấn bằng sự im lặng không nói lời nào. Nhưng có lẽ, bài pháp có khả năng giáo hóa mạnh mẽ nhất là tấm gương sáng và chính cuộc sống đạo đức của Ngài. Đức Phật luôn luôn hành động với tâm rộng lượng và lòng từ bi. Ngài kiên nhẫn giáo hóa cho nọi Chúng Sanh, ngay cả đối với hạng người dốt nát và điên cuồng nhất.

Chẳng bao lâu, rất nhiều người đã ngưỡng mộ đi theo và trở thành đệ tử của đức Phật. Nếu thiện nam tín nữ nào gặp phải điều gì khó khăn phiền muộn, họ liền tìm đến gặp đức Thế Tôn để nhận sự chỉ giáo của Ngài. Ngày nọ, thiếu phụ Gô Ta Mi (Gotami) có đứa con vừa mới mất. Nàng quá đau khổ đến nỗi trở nên điên dại. Cô ta đi khắp nơi mong tìm vị thầy có thể cứu cho con của cô sống lại. Các bạn bè xót thương bảo rằng: “Này Gô Ta Mi, cô nên tìm gặp đức Phật. Hy vọng Ngài có thể cứu giúp cô được”.

Rồi Gô Ta Mi ôm chặt đứa con trong lòng đến trước đức Phật khóc than, bạch rằng: “Xin Ngài từ bi cứu giùm cho bé trai của con được sống lại”. Với giọng nói hiền hòa, Ngài đáp: “Này Gô Ta Mi, Ta có thể giúp con, nhưng trước tiên, mong con đi kiếm mang về cho Ta một hạt cải nhỏ. Và hạt cải ấy phải thuộc gia đình nào từ trước nay chưa có ai qua đời”.

Gô Ta Mi vội vàng đi tìm hạt cải. Nàng đến hỏi một nhà nọ, và được thiếu phụ ở đó trả lời: “Cô có thể tìm thấy hạt cải và bất cứ vật gì cô muốn. .. . Nhưng xin cô biết cho rằng chồng tôi mới mất năm ngoái”.

Gô Ta Mi liền nói: “Ồ! Vậy thôi, để tôi đi nơi khác”. Rồi nàng sang nhà bên cạnh.

Nhưng bất cứ nhà nào nàng đến hỏi thăm cũng được thân nhân trong các gia đình ấy trả lời giống nhau như vậy. Mọi người đều muốn giúp Gô Ta Mi, nhưng nhà nào nàng đến viếng thăm cũng đều có người đã qua đời. Người này nói: “Đứa con gái tôi mất ba năm trước”. Kẻ khác bảo: “Hôm qua anh tôi vừa mới chết”. Nhà nào cũng cho biết y hệt như thế cả.

Cuối ngày, nàng trở về gặp đức Phật. Ngài hỏi: “Thế nào Gô Ta Mi, con tìm có hạt cải không? Và đứa con của con đâu rồi? Con không mang nó theo nữa sao?”.

Nàng đáp: “Bạch đức Thế Tôn, hôm nay con nhận biết rằng không riêng mình con có người thân mất. Mà khắp nơi ai ai cũng đều phải chết. Con cảm thấy thực là điên rồ làm sao khi nghĩ rằng con có thể có được đứa con sống lại. Giờ đây con đành chấp nhận sự lìa đời của cháu bé và chiều nay con đã đem chôn nó. Nay con trở lại và xin Ngài chỉ dạy giáo pháp cho con. Con sẵn sàng để lắng nghe”.

Đức Phật dạy: “Này Gô Ta Mi, hôm nay con đã học hỏi được nhiều điều. Sớm muộn gì rồi sự chết cũng phải đến với mọi người. Nhưng nếu con hiểu rõ chân lý, con có thể sống và chết trong an lạc. Hãy lại đây, Ta sẽ chỉ giáo cho con”. Rồi Ngài đã thuyết giảng giáo lý cho Gô Ta Mi nghe, và chẳng bao lâu, nàng tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc mà trước đây nàng chưa từng biết đến.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5345)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5524)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6714)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6759)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6259)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4965)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41663)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau