Bản Văn Quy y Tam Bảo Mới Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

26 Tháng Mười 201300:00(Xem: 23561)

BẢN VĂN QUY Y TAM BẢO MỚI 
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

image__18_-content

Một độc gỉa ở Sydney gửi thư cho ban biên tập chúng tôi thắc mắc về bản văn Quy y Tam Bảo mới của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại một ngôi chùa ở Úc có nội dung không giống như bản văn quy y trước đây:

1. Quy Y Phật, Đệ tử nguyện trọn đời tôn thờ Đấng Chánh Giác
2. Quy Y Pháp, Đệ tử nguyện trọn đời tôn thờ lời Phật dạy.
3. Quy Y Tăng, Đệ tử nguyện trọn đời tôn thờ những vị xuất gia tu hành chân chính.

Chúng tôi không biết rõ việc áp dụng nghi lễ quy y với bản văn mới này như thế nào ở Việt Nam, nhưng chúng tôi được biết người khởi xướng nghi lễ với chứng điệp Quy Y Tam Bảo mới này là tỳ kheo Thích Chân Quang trụ trì chùa Phật Quang Núi Dinh, Bà Rịa Vũng Tầu. [01]

Và chúng tôi cũng được biết, trong các bản văn quy y trước đây, thường gọi là “Điệp Phái” hay “Chứng Điệp” hoàn toàn không có chữ “tôn thờ” như chứng điệp quy y do một số chùa ở Huế cấp. Ngoài ra chúng tôi cũng thấy trong sách của quý Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thích Thanh Từ và Thích Trí Thủ đều ghi như sau: [02]

1. Quy Y Phật, Đệ tử nguyện trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật.
2. Quy Y Pháp, Đệ tử nguyện trọn đời không quy y ngoại đạo, tà giáo. 
3. Quy Y Tăng, Đệ tử nguyện trọn đời không quy y tổn hữu ác đảng
.

Quy là trở về, y là nương tựa, tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, và Tăng. Quy y Tam bảo có nghĩa là trở về nương tựa với Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

Phật bảo là chỉ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, do trước kia Ngài tu hành đã thoát khỏi sanh già bệnh chết và giác ngộ thành Phật.

Pháp bảo là giáo pháp do đức Phật nói ra được ghi lại trong tam tạng kinh điển, chỉ dạy cho chúng sinh đường lối tu hành để cùng thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Tăng Bảo là Tăng đoàn, đoàn thể của những người đã ly gia cắt ái, nghiêm trì giới luật, sống trong tinh thần lục hoà và có nhiệm vụ hướng dẫn Phật tử tu tập theo lời Phật dạy nhằm giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Như thế,

Quy y Phật không phải là tôn thờ Đức Phật mà là nguyện noi theo con đường đức Phật đã đi. Ngài là hiện thân của một vị thầy tôn kính, một bậc đạo sư hướng dẫn chúng ta thoát khỏi biển luân hồi đầy nguy hiểm. 

Quy y Pháp không phải tôn thờ lời Đức Phật dạy mà là thực hành những lời chỉ dạy của Ngài còn ghi trong kinh điển.

Quy y Tăng là quy y với tập thể Tăng đoàn, không phải là quy y với một vị Tăng nào, cũng không phải tôn thờ những vị xuất gia tu hành mà là thân cận với chư Tăng giữ giới để mưu cầu học hỏi giáo pháp của đức Phật dạy.

Đối với từ ngữ “tôn thờ” theo thần học Thiên Chúa Giáo chỉ dành sử dụng cho một mình Thiên Chúa. Và từ ngữ này không có mặt trong giáo lý Phật Giáo vì Phật Giáo là một tôn giáo được xây dựng trên nền tảng trí tuệ. Tôn thờ là đi ngược lại, là đặt niềm tin tuyệt đối vào một đấng thần quyền hay một cá nhân nào đó, tin tưởng một cách tuyệt đối về những cái gì đó con người sùng bái mà không cần suy xét đúng hay phán đoán hợp lý. Tôn thờ cá nhân, có thể là lãnh tụ, vị thầy tâm linh, vị sư tu hành chân chính, cầu thủ bóng đá, hay là ca sĩ, là một hình thức trói buộc, là đi ngược lại với giáo lý giải thoát của đạo Phật.

Tâm Diệu 
Ban Biên Tập TVHS

__________________________________________

[01] Một quan niệm về lể Quy Y - Thích Chân Quang:
http://my.opera.com/phatgiaovietnam/blog/mot-quan-niem-ve-le-quy-y-t
[02] Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông – Khóa I Bài thứ 4:
http://dieungu.org/D_1-2_2-76_4-3503_5-50_6-3_17-236_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Hòa Thượng Thích Thanh Từ: Tài Sản Không Bao Giờ Mất:
http://dieungu.org/D_1-2_2-76_4-16598/tam-quy-ngu-gioi.html
Hòa Thượng Thích Trí Thủ:
http://phatviet.com/html/dichthuat/httrithu/tntttt/luat/luat_02.htm

Chú thích thêm:

Nội dung chính trong bài chúng tôi chỉ đề cập đến phần sự quy y còn phần lý quy y là Quy Y Tự Tánh Tam Bảo, tức là quay về tự tánh giác ngộ sẵn có của chúng ta. Quy y Phật Bảo là quay lưng với trạng thái tâm vô minh và nương tựa vào tâm giác ngộ. Quy y Pháp Bảo là quay lưng với trạng thái tâm tà kiến và nương tựa vào chính tri, chính kiến, có nghĩa là nương tựa vào giáo nghĩa trong kinh điển để tự thực hành thanh tịnh hoá tâm ý, tức sửa đổi những hành vi thân, khẩu, ý sai lầm. Quy y Tăng Bảo, tức là thoát ra khỏi tâm ô nhiễm và tâm bất hoà để nương tựa vào tâm thanh tịnh và sáu hoà hợp (six principles of harmony) của một đoàn thể Tăng. Vì thế, điều kiện cơ bản của người học Phật, là phải quay đầu với si mê tà kiến mà trở về nương tựa nơi Giác, Chính và Tịnh. 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5683)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6804)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6285)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6416)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5082)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4608)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5754)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7491)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5351)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12618)