Long Thọ Bồ Tát

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 17203)


QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 


Long Thọ Bồ Tát

Nhân vì ngài sanh dưới cội cây có rồng ở, lại đắc đạo ở Long Cung, nên gọi là Long Thọ Bồ Tát dòng Phạm Chí, người xứ Nam Thiên Trúc, rộng hiểu các môn học thế gian, mới xuất gia ba tháng đã thông suốt tam tạng. Bấy giờ Long Vương rước ngài xuống Long Cung; trong chín tuần ngài xem Long Tạng chưa đầy muôn một, liền ngộ vô sanh nhẫn. Khi trở về nhân gian, Bồ Tát hoằng truyền Phật Giáo, tạo ra bộ Bà Sa Luận, trong ấy có khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương. Sau ngài vào Nguyện Luân định mà tịch. Trong kinh Lăng Già, đức Phật đã huyền ký: Sau xứ Nam Thiên Trúc. Có Long Thọ tỳ khưu. Hay hiển nghĩa trung đạo. Chứng Sơ Hoan Hỷ địa. Sanh về cõi Cực Lạc. 

Luận Đại Trí Độ nói: “Niệm Phật Tam Muội có thể trừ các thứ phiền não và tội đời trước. Lại nữa, niệm Phật Tam Muội có phước đức lớn hay độ chúng sanh. Cho nên các Bồ Tát muốn độ sanh, nếu tu các pháp tam muội khác, tất không bằng môn Niệm Phật Tam Muội, vì môn này có phước đức lớn, mau diệt các tội. Phật là pháp vương, Bồ Tát là pháp tướng, chỗ Bồ Tát tôn trọng duy có Phật, Thế Tôn. Bồ Tát thường khéo tu nhân duyên niệm Phật, nên thường gặp chư Phật, như kinh Bát Chu có nói: “Bồ Tát vào tam muội này, liền hiện sanh về cõi Phật A Di Đà”. 

Luận Bà Sa nói: “Đức A Di Đà có bản nguyện như thế này: “Nếu người xưng niệm danh hiệu và quy y nơi ta, kẻ ấy quyết được qủa vô thượng Bồ Đề”. Cho nên, phải thương nhớ niệm Phật. Lại dùng kệ khen ngợi Phật rằng:

Trí huệ sáng vô lượng.
Thân như tòa kim sơn.
Con dùng thân, miệng ý,
Chắp tay cúi đầu lạy.
Chân Phật ngàn bức luân,
Sắc hoa sen mềm dịu,
Kẻ thấy đều vui mừng,
Cúi đầu lễ chân Phật.
Tướng bạch hào sáng đẹp,
Trong sạch như trăng thu,
Ánh tỏa khắp mặt vàng,
Nên con cúi đầu lạy,
Nếu người muốn thành Phật.
Tâm niệm A Di Đà,
Theo thời vì hiện thân,
Cho nên con quy mạng.
Người xưng niệm nơi Phật,
Sức công đức không lường,
Thì liền được vào định.
Cho nên con thường niệm.
Nếu người trồng căn lành,
Nghi thì hoa không nở,
Kẻ lòng tin trong sạch,
Hoa nở liền thấy Phật
Do nhân duyên phước này,
Tất được đức thắng diệu,
Nguyện các loài chúng sanh,
Cũng đều được như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10542)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7865)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10630)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11081)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41661)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8481)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 11023)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6119)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5211)