Tử Bá Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16177)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Tử Bá Đại Sư

(Đại sư họ Trầm, người đất Cư Khúc, sau khi xuất gia kiêm tu thiền tịnh, đều đi sâu vào chỗ nhiệm mầu. Khi ngài đến Kinh Đô, vua Thần Tông rất trọng, nhân đó ngài tâu xin đem kinh bản in ra thành sách. Đại sư tánh tình cang nghị hết lòng nâng đỡ chánh pháp nên bị kẻ gian ganh ghét. Không bao lâu, có người dâng biểu vu cáo, khi được dời đến hạch hỏi, ngài dùng lẽ chánh phân biện, thần sắc tự nhiên, nhưng rồi cũng bị giam vào ngục. Quan pháp ty lại nhận của hối lộ muốn làm hại, đại sư bảo: “Đã như thế, cần chi ông ra tay”! Nói đoạn, ngài bảo đem nước tắm rửa, thuyết kệ, rồi ngồi ngay mà hóa. Thuở sanh bình, đại sư chỉ dạy pháp môn Tịnh Độ rất tha thiết, bảo rằng: “Khi lâm chung được chánh niệm, toàn nhờ lúc thường nhật dụng công phu sâu”. Xem đại sư sống chết tự do, thì sự tu hành lúc bình thời của ngài có thể suy mà biết được vậy. 

Đại sư nói: Người niệm Phật, tâm chân thiết cùng không, có thể xét nghiệm trong lúc vui mừng hay phiền não, căn cứ nơi đây, tâm chơn giả hiện ra rõ ràng, có thể suy ra mà biết được. Đại để như người chân tâm niệm Phật, dù ở cảnh phiền não hay vui mừng, cũng giữ câu niệm Phật không gián đoạn, cho nên những cảnh ấy không làm lay động họ được. Hai điều trên đã không làm lay động, thì đối với cảnh sống chết, họ vẫn tự nhiên không sợ hãi. Người niệm Phật đời nay, hơi có chút chi mừng giận, thì gát bỏ câu niệm Phật ra sau. Như thế làm sao mà niệm Phật được linh nghiệm? Nên y theo lời ta mà niệm Phật, dù ở cảnh thương ghét cũng đừng quên một câu A Di Đà. Nếu giữ đúng như thế mà lúc hiện tiền không được sự công dụng tự tại, khi lâm chung không được vãng sanh Tây Phương, thì cuống lưỡi của ta phải chịu tan nát. Như làm không đúng lời ta, thì niệm Phật không linh nghiệm lỗi ở nơi ngươi, với ta không can hệ gì! 

Lại hỏi kẻ hoc giả là Hải Châu rằng: “Ngươi niệm Phật có gián đọan chăng?”

Thưa: “Bình thường tôi đều niệm được, duy có lúc nhắm mắt ngủ là quên”. Đại sư tác sắc quở: “Lúc nhắm mắt ngủ liền quên niệm Phật như thế là một muôn năm cũng không thành hiệu! Từ đây về sau, trong lúc ngủ nghỉ chiêm bao, ngươi phải giữ cho câu niệm Phật không gián đoạn, mới có phần thoát khổ. Nếu trong giấc ngủ thoạt có quên niệm, khi thức dậy phải thống khóc, đến trước bàn Phật cúi đầu sám hối, rồi quỳ niệm Phật một ngàn hay một muôn câu, dùng hết sức mình thì thôi. Làm như thế vài ba phen, dù trong lúc ngủ mê, câu niệm Phật vẫn hiện ra không gián đoạn.

Lời Phụ: Trong khi thức đều niệm được, duy có lúc ngủ là quên, làm được như ngài Hải Châu thật rất hi hữu! Đại sư quở như thế, là tùy theo người trình độ cao mà sách tấn thêm một bước, để cho hành giả mau được nhất tâm, chớ không phải thật ý bài bác. Người mới tu đừng chấp theo đây mà nghi ngờ, lui sụt.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5034)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6075)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6560)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6383)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 14006)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7075)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15468)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8962)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10195)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.