Đi tu tại rừng thiền Viên Không

26 Tháng Chín 201515:26(Xem: 8193)

ĐI TU TẠI RỪNG THIỀN VIÊN KHÔNG (*)
Panna Dipa Tuệ Đăng

Bỏ mọi công việc qua một bên, Tuệ Đăng cùng năm hành giả khác ở Phước Sơn đến rừng thiền Viên Không tu ba ngày để “đổi gió”.

Phước Sơn quả là một nơi lý tưởng để hành thiền, nhưng cứ chọn một nơi cố định để tu tập thì cho dẫu nơi ấy có lý tưởng bao nhiêu lâu ngày cái tâm nó đâm ra buồn chán và đòi chuyển cảnh. Vì vậy Tuệ Đăng quyết định chiều lòng cái tâm khó chịu của mình cho nó đi du lịch một phen để nó thôi càm ràm.

Nếu Phước Sơn ở đâu cũng tìm thấy màu xanh thì ở Viên Không màu xanh chen lẫn với màu xám xịt của các tảng đá núi. Phước Sơn giống như một ngôi làng nhỏ, yên ả và thanh bình còn Viên Không là chốn thiền môn u tịch ở thâm sơn.

Ở đây thời khóa bắt buộc là hai thời thiền buổi sáng từ 3g đến 5g và buổi chiều từ 5g30 đến 7g sau khi đã tụng Kinh xong. Thời gian còn lại thì hành giả tự tu tại cốc.

Để tham dự thời thiền buổi sáng, hành giả phải dậy từ 2g30, và đi từ cốc xuống Chánh điện lúc trời còn tối om. Tuệ Đăng cùng với một Sư cô Bắc tông cùng chia nhau một cái cốc lớn bằng gỗ rất đẹp. Khoảng đường từ cốc đến nơi hành thiền cũng khá xa. Đi trong cái lành lạnh của đêm khuya như vậy thật ra cũng có cái thú! Với cây đèn pin trong tay để soi đường, Tuệ Đăng cảm thấy mình thật nhỏ bé, lẻ loi trong không gian bao la của núi rừng vây quanh. Không gian thật tĩnh lặng, chỉ có tiếng côn trùng kêu ra rả nhắc mình phải chánh niệm nhìn cho thật kỹ trước mỗi bước chân đi để tránh đạp lên mấy chú rắn có khi đi chơi lang thang đâu đó rồi lại bò ra nằm ngang trên đường! Hơn nữa, ở đây khi xây dựng, Sư Viên Minh đã xẻ núi để xây chùa và chẽ đá để lát đường nên đường đi khá gập gềnh, nếu bạn không chánh niệm trong khi đi, bạn có thể vấp ngã có khi!

Thời thiền vào lúc 3g sáng trong Chánh điện.  Một số thiền sinh thiền tọa, trong khi một số khác đi thiền hành

Hành thiền xong đến 5g30 thì ăn điểm tâm. 6g30, hành giả tập trung lên cây Bồ đề để cùng với Sư Hộ Pháp đọc Kinh. Sư đọc Kinh Pàli nghe thật dễ nể!

Sau khi đọc Kinh xong, Sư thường dành khoảng ½ giờ để thuyết Pháp, kể chuyện hoặc trả lời một số thắc mắc của hành giả. Cách Sư giảng dạy thật vui và hồn nhiên. Tâm Sư mát mẽ nên Sư cười hoài và hành giả do cảm nhận được sự mát mẽ từ tâm từ của Sư tỏa ra nên ngồi nghe say mê và cũng cười hoài!

Sau thời Pháp thì hành giả được tự do. Người thì đọc sách, người tiếp tục hành thiền, người  xuống phụ nhà bếp làm cơm để dâng cho chư Tăng. Ba ngày Tuệ Đăng ở đây là ngày nào cũng có thí chủ làm Trai tăng hoặc đến đặt bát. Có nhóm thí chủ đến từ Hà Nội và Hải Phòng. Ai cũng thành kính và hoan hỷ. Thọ trai xong thì ai nấy về phòng nghĩ ngơi và tự tu tập.

Đến 5g chiều lên Chánh điện để đọc Kinh và sau đó là hành thiền. Ba ngày Tuệ Đăng ở đây thì chiều nào cũng mưa rất lớn. Đang ngồi thiền, tự nhiên nghe gió ào ào rít lên và tiếng cây cối lay động kêu xào xạc rất dữ dội, gió đưa không khí ẩm và mát lạnh do chứa nhiều hơi nước vào Chánh điện khiến Tuệ Đăng thấy “quá đã” và rồi mưa ào ào trút xuống . Thỉnh thoảng ánh chớp lóe lên sáng lòa, mặc dù ngồi thiền nhắm mắt, nhưng Tuệ Đăng vẫn thấy ánh sáng đỏ lòe lóe trước mắt và sau đó là tiếng sấm nổ rền vang trời. Bất chấp cảnh vật lay động trước thiên nhiên hung hãn, các hành giả vẫn an nhiên hành thiền, tâm ghi nhận những sự thay đổi bên trong thân và ngoài trong từng khoảnh khắc một trong sự định tĩnh, không xao động.

Sau thời thiền, hành giả quay về cốc. Nếu các bạn là Tuệ Đăng, các bạn sẽ làm gì trong buổi tối yên lặng tĩnh tịch này nhỉ? Đọc sách cũng thú, phải không? Trong cốc của Tuệ Đăng ở có ba chiếc tủ đựng rất nhiều sách. Tuệ Đăng đọc sách một chút, sau đó đi thiền hành và đến 09g30 tối là leo lên giường "khò, khò".

Ba ngày đổi gió trôi qua thật nhanh. Đã đến lúc phải lên đường. Mọi người ra về trong sự hoan hỷ và thanh thản.

Do không có tài viết lách, Tuệ Đăng không kể được nhiều nhưng có đem theo máy ảnh nên chụp để gửi đến quý đọc giả một sồ hình ảnh sinh hoạt trong ba ngày của nhóm tu tại đây. Hy vọng hình ảnh sẽ nói thay lời:
Panna Dipa Tuệ Đăng
(Thiền Viện Phước Sơn)
* (Rừng thiền Viên Không tọa lạc tại Khu 2, Ấp 4, Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu ĐT: 064.394.8533  (Đường vào khu di tích Núi Dinh, cách tp hcm 80km))

vien khong 17vien khong 16vien khong 15


vien không 15
Sư Hộ Pháp

vien không 14

vien không 13
Trên một trong những con đường "đau khổ" của Viên Không
vien không 12
Sư Hộ Pháp đang đi thiền hành.
vien không 11
Sư Hộ Pháp tại cốc của ngài buổi sớm mai trước khi lên đọc Kinh tại
cây Bồ đề - Một nhà Sư hạnh phúc

vien không 10

vien không 9
Sư Hộ Pháp thuyết Pháp
vien không 8
Mặc dù đã 75 tuổi, phải nằm để viết sách vì bị thoái vị đĩa đệm
của cột sống, Sư vẫn đi đứng nhanh nhẹn và thong dong tự tại

vien không 7

vien không 6
Sư Hộ Pháp xuất hiện như làn gió mát
vien không 5
Ngồi thiền
vien không 4
Dạo trong rừng thiền

vien không 3vien không 2

vien khong 01
Đây là cái cốc mà Tuệ Đăng đã ở trong ba ngày qua. Phía trước có
bàn thờ Phật nên hành thiền rất "đã".
Phía sau có tủ sách và một chiếc giường con để ngủ







 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8131)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8489)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12437)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4377)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8819)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7737)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8175)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9065)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01 Tháng Mười 2015(Xem: 6191)
Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.