Đi tu tại rừng thiền Viên Không

26 Tháng Chín 201515:26(Xem: 8194)

ĐI TU TẠI RỪNG THIỀN VIÊN KHÔNG (*)
Panna Dipa Tuệ Đăng

Bỏ mọi công việc qua một bên, Tuệ Đăng cùng năm hành giả khác ở Phước Sơn đến rừng thiền Viên Không tu ba ngày để “đổi gió”.

Phước Sơn quả là một nơi lý tưởng để hành thiền, nhưng cứ chọn một nơi cố định để tu tập thì cho dẫu nơi ấy có lý tưởng bao nhiêu lâu ngày cái tâm nó đâm ra buồn chán và đòi chuyển cảnh. Vì vậy Tuệ Đăng quyết định chiều lòng cái tâm khó chịu của mình cho nó đi du lịch một phen để nó thôi càm ràm.

Nếu Phước Sơn ở đâu cũng tìm thấy màu xanh thì ở Viên Không màu xanh chen lẫn với màu xám xịt của các tảng đá núi. Phước Sơn giống như một ngôi làng nhỏ, yên ả và thanh bình còn Viên Không là chốn thiền môn u tịch ở thâm sơn.

Ở đây thời khóa bắt buộc là hai thời thiền buổi sáng từ 3g đến 5g và buổi chiều từ 5g30 đến 7g sau khi đã tụng Kinh xong. Thời gian còn lại thì hành giả tự tu tại cốc.

Để tham dự thời thiền buổi sáng, hành giả phải dậy từ 2g30, và đi từ cốc xuống Chánh điện lúc trời còn tối om. Tuệ Đăng cùng với một Sư cô Bắc tông cùng chia nhau một cái cốc lớn bằng gỗ rất đẹp. Khoảng đường từ cốc đến nơi hành thiền cũng khá xa. Đi trong cái lành lạnh của đêm khuya như vậy thật ra cũng có cái thú! Với cây đèn pin trong tay để soi đường, Tuệ Đăng cảm thấy mình thật nhỏ bé, lẻ loi trong không gian bao la của núi rừng vây quanh. Không gian thật tĩnh lặng, chỉ có tiếng côn trùng kêu ra rả nhắc mình phải chánh niệm nhìn cho thật kỹ trước mỗi bước chân đi để tránh đạp lên mấy chú rắn có khi đi chơi lang thang đâu đó rồi lại bò ra nằm ngang trên đường! Hơn nữa, ở đây khi xây dựng, Sư Viên Minh đã xẻ núi để xây chùa và chẽ đá để lát đường nên đường đi khá gập gềnh, nếu bạn không chánh niệm trong khi đi, bạn có thể vấp ngã có khi!

Thời thiền vào lúc 3g sáng trong Chánh điện.  Một số thiền sinh thiền tọa, trong khi một số khác đi thiền hành

Hành thiền xong đến 5g30 thì ăn điểm tâm. 6g30, hành giả tập trung lên cây Bồ đề để cùng với Sư Hộ Pháp đọc Kinh. Sư đọc Kinh Pàli nghe thật dễ nể!

Sau khi đọc Kinh xong, Sư thường dành khoảng ½ giờ để thuyết Pháp, kể chuyện hoặc trả lời một số thắc mắc của hành giả. Cách Sư giảng dạy thật vui và hồn nhiên. Tâm Sư mát mẽ nên Sư cười hoài và hành giả do cảm nhận được sự mát mẽ từ tâm từ của Sư tỏa ra nên ngồi nghe say mê và cũng cười hoài!

Sau thời Pháp thì hành giả được tự do. Người thì đọc sách, người tiếp tục hành thiền, người  xuống phụ nhà bếp làm cơm để dâng cho chư Tăng. Ba ngày Tuệ Đăng ở đây là ngày nào cũng có thí chủ làm Trai tăng hoặc đến đặt bát. Có nhóm thí chủ đến từ Hà Nội và Hải Phòng. Ai cũng thành kính và hoan hỷ. Thọ trai xong thì ai nấy về phòng nghĩ ngơi và tự tu tập.

Đến 5g chiều lên Chánh điện để đọc Kinh và sau đó là hành thiền. Ba ngày Tuệ Đăng ở đây thì chiều nào cũng mưa rất lớn. Đang ngồi thiền, tự nhiên nghe gió ào ào rít lên và tiếng cây cối lay động kêu xào xạc rất dữ dội, gió đưa không khí ẩm và mát lạnh do chứa nhiều hơi nước vào Chánh điện khiến Tuệ Đăng thấy “quá đã” và rồi mưa ào ào trút xuống . Thỉnh thoảng ánh chớp lóe lên sáng lòa, mặc dù ngồi thiền nhắm mắt, nhưng Tuệ Đăng vẫn thấy ánh sáng đỏ lòe lóe trước mắt và sau đó là tiếng sấm nổ rền vang trời. Bất chấp cảnh vật lay động trước thiên nhiên hung hãn, các hành giả vẫn an nhiên hành thiền, tâm ghi nhận những sự thay đổi bên trong thân và ngoài trong từng khoảnh khắc một trong sự định tĩnh, không xao động.

Sau thời thiền, hành giả quay về cốc. Nếu các bạn là Tuệ Đăng, các bạn sẽ làm gì trong buổi tối yên lặng tĩnh tịch này nhỉ? Đọc sách cũng thú, phải không? Trong cốc của Tuệ Đăng ở có ba chiếc tủ đựng rất nhiều sách. Tuệ Đăng đọc sách một chút, sau đó đi thiền hành và đến 09g30 tối là leo lên giường "khò, khò".

Ba ngày đổi gió trôi qua thật nhanh. Đã đến lúc phải lên đường. Mọi người ra về trong sự hoan hỷ và thanh thản.

Do không có tài viết lách, Tuệ Đăng không kể được nhiều nhưng có đem theo máy ảnh nên chụp để gửi đến quý đọc giả một sồ hình ảnh sinh hoạt trong ba ngày của nhóm tu tại đây. Hy vọng hình ảnh sẽ nói thay lời:
Panna Dipa Tuệ Đăng
(Thiền Viện Phước Sơn)
* (Rừng thiền Viên Không tọa lạc tại Khu 2, Ấp 4, Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu ĐT: 064.394.8533  (Đường vào khu di tích Núi Dinh, cách tp hcm 80km))

vien khong 17vien khong 16vien khong 15


vien không 15
Sư Hộ Pháp

vien không 14

vien không 13
Trên một trong những con đường "đau khổ" của Viên Không
vien không 12
Sư Hộ Pháp đang đi thiền hành.
vien không 11
Sư Hộ Pháp tại cốc của ngài buổi sớm mai trước khi lên đọc Kinh tại
cây Bồ đề - Một nhà Sư hạnh phúc

vien không 10

vien không 9
Sư Hộ Pháp thuyết Pháp
vien không 8
Mặc dù đã 75 tuổi, phải nằm để viết sách vì bị thoái vị đĩa đệm
của cột sống, Sư vẫn đi đứng nhanh nhẹn và thong dong tự tại

vien không 7

vien không 6
Sư Hộ Pháp xuất hiện như làn gió mát
vien không 5
Ngồi thiền
vien không 4
Dạo trong rừng thiền

vien không 3vien không 2

vien khong 01
Đây là cái cốc mà Tuệ Đăng đã ở trong ba ngày qua. Phía trước có
bàn thờ Phật nên hành thiền rất "đã".
Phía sau có tủ sách và một chiếc giường con để ngủ







 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10893)
Kính thưa thầy, Con mới đọc một đoạn trong một cuốn sách của ngài Ajhan Cha'a, ngài có nói về tầm và tứ rồi mới đến hỉ lạc. Vậy đâu phải khi mình ngồi thiền mình chỉ an trú vào hơi thở mà thôi, mà nếu có thiện pháp ý nghĩ nào tốt hiện ra thì mình cứ giữ tâm trên đối tượng đó, chà sát đối tượng đó (có tầm có tứ) cũng vẫn được, rồi từ từ sẽ đến chỗ không tầm không tứ luôn, phải không thầy? Xin thầy dạy về cái vụ tầm tứ này vì từ trước nay tập thiền con chỉ lo chiến đấu với hơi thở, hễ có ý tưởng nào khởi lên là con ráng hết sức đuổi nó đi, nhưng không phải lúc nào nó cũng chịu đi! Con xin cảm tạ ơn thầy chỉ dạy.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 10252)
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi: “- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9526)
Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm... động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.
18 Tháng Mười 2015(Xem: 9397)
Trước hết cho phép con được đảnh lễ từ xa Tăng Thân Huyền Không Sơn Thượng, bởi lẽ đây là nơi nương nhờ cao thượng, đây là nơi đáng học hỏi thọ trì! Thật là hạnh duyên lớn mà độc giả cuả thư viện Hoa Sen toàn cầu trong thời gian qua được thấm nhuần những bài pháp thoại cuả ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là một loạt bài rất giá trị cả về Pháp học lẫn Pháp hành, được trình bày thật công phu.
17 Tháng Mười 2015(Xem: 8573)
Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
14 Tháng Mười 2015(Xem: 8770)
Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9767)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 8675)
Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?
10 Tháng Mười 2015(Xem: 8763)
Bây giờ thầy nói tiếp về sắc, không - thật ra là ngũ uẩn – qua Abhidhamma. Lưu ý là càng lúc càng phức tạp. Chúng ta đang đi vào giáo pháp tinh yếu nhất, phải cần sự chăm chú lắng nghe cao độ nhất. Tuy nhiên, có người sẽ tiếp thu được, có người thì không. Cũng chẳng sao, cái gì nghe không được thì bỏ qua.