Lời Cầu Nguyện: Khẩn Cầu Chân Lý

20 Tháng Chín 201503:53(Xem: 5259)

Lời Cầu Nguyện: Khẩn Cầu Chân Lý

[Cầu Nguyện Hồi Hướng Cho Mọi Thiện Hạnh]

                                                                                                                                      

cau nguyenPhía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền,

Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp

Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý;

Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.

 

Con xin đảnh lễ và cúng dường bằng ba cửa, nguyện nỗ lực với thiện hạnh.

Con xin sám hối nghiệp xấu ác của tự thân cùng tha nhân, và hoan hỷ với công đức của tất cả chúng sanh.

Con xin thỉnh cầu các Đấng Chiến Thắng [chuyển Pháp luân].

Con xin hồi hướng mọi công đức [tích tập được] cho thành tựu giác ngộ.

Nguyện mặt trời giáo pháp của Đức Mâu Ni chiếu sáng rực rỡ khắp các cõi hiện hữu và an bình1.

 

Xua tan lực hủy hoại của các đại,

Làm sáng tỏ chánh đạo giải thoát,

Nguyện cho những điều [các hành giả] phải thực hành và từ bỏ được hiển lộ rực rỡ như thị.

 

Đặc biệt, nguyện cho thang thuốc bi mẫn của Tam Bảo khôi phục lại

Tôn giáo và chánh quyền của Bhota2, hùng lực của Người Ban Niềm Hoan Hỷ3,

Đã bị tiêu diệt vì gió nghiệp của Raven hung ác,

Và chiến thắng đội quân của những kẻ thét gào4.

 

Nhằm khôi phục, trưởng dưỡng và nâng cao truyền thống của chúng ta,

Nguyện cho con trở thành Hanumantha5 thứ Hai,

Gánh chịu khó khăn, và với trí nhận thức sâu sắc bao la cùng các hạnh khác,

Nguyện cho con hoàn thành tôn ý của Đấng Chiến Thắng6.

 

Nguyện chỉ riêng con có sức mạnh [hoàn thành] viên mãn

Những lời cầu nguyện quý báu bao la như bầu trời của các Đấng Chiến Thắng và con cái của chư vị,

Và nhanh chóng thành tựu thủ đô hợp nhất,

Nguyện cho con ban trận mưa Pháp bảo lớn lao cho chúng sanh trong luân hồi.

 

Nguyện cho cái lạnh chướng ngại trong ngoài

tác hại sự chín muồi của hoa quả nguyện vọng tuyệt diệu được điều phục.

Nguyện cho nữ hoàng mùa thu của Tam Bảo vĩnh viễn bảo hộ

Cho hơi ấm của nhân duyên thuận lợi luôn tụ họp.

 

Sera Jey Lhopa Choden, với danh xưng “tulku”, đã sáng tác [bài cầu nguyện] này với ngẫu hứng, sau ngày thứ ba tốt đẹp trong tháng Zil Nön Dro Zhün, năm Hoàng Gia, [năm Tây lịch] 1963, [trong khi nhập thất]. Nguyện cho hiện thực xảy ra như lời cầu nguyện.

 

Geshe Gyalten chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ tại Choden Labrang, Tu Viện Sera Jey, ngày 14 tháng 9, 2015. Gyalten Deying chuyển Việt ngữ, Võ Thư Ngân hiệu đính.                                                                                                                                                                   Nguyên tác: Words of Prayer: Request for Truth [A Prayer of Dedication for all Virtuous Practices]   http://www.docdroid.net/1evnugK/choden-rinpoches-words-of-prayer-a-request-for-truth.pdf.html

 

 

Chú thích

(1) Luân hồi và niết bàn.

(2) Tiếng Phạn của chữ Tây Tạng.

(3) Tạng ngữ “Gache”, một tính ngữ của Rama, anh hùng của thiên sử thi Ramayana và con trai của Vua Ayodhya. Vần kệ này và vần kệ sau là phép ẩn dụ bao quát, so sánh chánh quyền Tây Tạng với huyền thoại Ấn Độ. Ravan, nữ thần báo oán của Rama, giả dạng làm một nhà tu khổ hạnh và bắt cóc Sita, vợ của Rama. Sau đó, với sự giúp đỡ của vị Hầu Vương Hanuman (God-monkey) và đội quân khỉ, Rama đã đến nơi trú ngụ của Ravan ở Tích Lan (Sri Lanka) và đánh bại quân đội ma quái của Ravan, giải thoát cho Sita.

(4) Một tính ngữ của Ravan.

(5) Xem chú thích số 3.

(6) Tạng ngữ, “gyal wa” - nói về Gyalwa Rinpoche, Đức Đạt Lai Lạt Ma.                  
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2015(Xem: 5130)
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8782)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 8649)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma).
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11350)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.
22 Tháng Tư 2015(Xem: 5533)
Pháp Luyện Tâm, hay lojong (blo sbyong), theo nguyên văn có nghĩa là “luyện tập hay tịnh hóa tâm”. Nó đề cập đến các pháp thiền quán mà ta áp dụng để tịnh hóa tâm, cũng như loại sách diễn tả những pháp tu này.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6099)
Mật thừa, theo ngài Tsong Khapa, là đạo lộ dành cho những hành giả có căn tánh Đại thừa thù thắng, do lòng đại bi muốn mau lẹ thành Phật độ thoát chúng sanh nên phát tâm dấn thân vào đạo lộ tu tập phương tiện viên mãn thâm sâu này. Dòng truyền thừa Mật pháp được truyền từ Ấn độ đến Nepal, Tây tạng, Trung quốc, rồi từ những quốc gia này kiện toàn thành những tông phái và truyền sang các quốc gia khác như Đại hàn, Mông cổ, Nhật bản, Việt nam, v.v…
04 Tháng Tư 2015(Xem: 7703)
Thượng sư Tsong Khapa, trong cuộc đời hoằng pháp, đã sáng tác nhiều tác phẩm rất giá trị, thế nhưng trong tất cả những sáng tác đó, chỉ có hai tác phẩm tiêu biểu được xem là vĩ đại nhất:
01 Tháng Tư 2015(Xem: 5687)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của bộ luận quan trọng là Nhập Bồ-tát hạnh.