Lời Khuyên Thứ Ba Mươi

12 Tháng Chín 201000:00(Xem: 25616)

Lời Khuyên thứ ba mươi

Ta đã đi theo nhiều Guru (Đạo sư) minh triết và thành tựu, nhận lãnh nhiều giáo huấn sâu xa,
Và đọc kỹ một ít Kinh điển và tantra, nhưng ta vẫn không áp dụng chúng.
Than ôi! Ta chỉ đang tự lừa dối mình.

Như thế chính vì bản thân tôi và những người như tôi, tôi đã nói ra ba mươi lời khuyên tâm huyết này. Nhờ bất kỳ công đức ít ỏi nào có thể phát sinh từ một thái độ từ bỏ như thế, cầu mong tất cả chúng sinh được dẫn dắt trong những phạm vi hoang dã của sự sống, và được củng cố trong đại lạc. Bằng cách đi theo những dấu chân của ba đời chư Phật và Bồ Tát và của những bậc thánh vĩ đại, cầu mong chúng con trở thành những trưởng tử siêu việt của các ngài. Như thế, được thúc đẩy bởi thái độ từ bỏ thật nhỏ nhoi, Tsultrim Lodro [8] đã hình thành ba mươi lời khuyên tâm huyết này.

Chú thích:

1. Hoá Thân, Báo Thân, Pháp Thân.
2. Ẩn sĩ, thánh nhân.
3. Khi làm như thế, thay vì tích tập công đức, cả Lạt ma lẫn những thí chủ đều tích tập sự lầm lỗi (phi công đức.)
4. Vinh nhục, sướng khổ, được mất, khen chê.
5. Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa.
6. Lòng bi mẫn không hình tướng, lòng bi mẫn không có sự quy chiếu.
7. Tích tập công đức và tích tập trí tuệ.
8. Một trong những danh hiệu của Đức Longchenpa.

 
Nguyên tác: Thirty Pieces of Advice From the Heart 
by Gyalwa Longchenpa
http://www.geocities.com/Athens/Ithaca/4886/30pieces.htm

Thanh Liên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8799)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8348)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7727)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9811)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10610)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.