Lòng Sùng Mộ Và Các Đạo Sư

24 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18054)

Lòng Sùng mộ và Các Đạo sư

Ngài có lòng sùng mộ thật mãnh liệt đối với Đạo sư của ngài là Lạt ma Norbu đến nỗi trong suốt cuộc đời của Rinpoche, ngài đã ba lần dâng cúng mạn đà la tất cả những gì ngài có được cho vị Thầy trong ba thời điểm riêng biệt. 

Ngài đã tu học với nhiều Đạo sư uyên bác và thành tựu: Tashi Chopel (thư ký của Jamgon Kontrul), hóa thân Tai-Situ thứ mười một, Padma Wangchuk, Palpung Khyentse Shenpen Ozer (hiện thân về ngữ của Khyentse Wangpo), Tsabtsa Drubgyu (một hóa thân cao cấp tại Tu viện Tsabtsa ở Kham), Dzokchen Rinpoche thứ năm (Tu viện trưởng Tu viện chính yếu của phái Nyingma ở miền Đông Tây Tạng), Zhechen Gyaltsab (một hóa thân cao cấp ở Tu viện Zhechen), Zhechen Kontrul (hóa thân Kontrul tại Tu viện Zhechen), Khyentse Chokyi Lodro (hiện thân hoạt động của Khyentse Wangpo), Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Bốn, hai Thầy trợ giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Ling Rinpoche và Trijang Rinpoche), Đức Karmapa thứ Mười Sáu, Pawo thứ mười một, Tsuklak Mawai Wangchuk, Đức Dudjom Rinpoche (khi đó là vị lãnh đạo Phái Nyingmapa), Dilgo Khyentse Rinpoche (hiện thân về tâm của Khyentse Wangpo), Kangyur Rinpoche, Chatral Rinpoche Songjay Dorje, Đức Sakya Trichen (vị lãnh đạo một trong hai bộ chính của Phái Sakya), Dezhung Rinpoche (học giả cao cấp của phái Sakya), và những vị Thầy khác. Với những Lạt ma linh thánh này, Rinpoche đã hết sức tinh tấn trong việc nghiên cứu, suy niệm, thiền định, và thực hành vô số tuyển tập giáo huấn từ các Kinh điển và Mật điển của các Truyền thống Cũ và Mới. Nhờ những nỗ lực của Rinpoche, hầu như ngài đã trở thành nam tử tâm linh của tất cả những vị Thầy này. 

Ngài cũng dâng toàn bộ giáo huấn tâm linh trong việc làm thuần thục và giải thoát cho các bậc linh thánh, các Lạt ma, hóa thân, và những nhân vật quan trọng: Jamgon Khyentse Ozer, Khyentse Chokyi Lodro, Karmapa thứ Mười Sáu Rangjung Rikpai Dorje, Zhechen Kongtrul Rinpoche, Pawo Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche, Chatral Songjay Dorje Rinpoche, hóa thân của Dzongsar Khyentse Rinpoche, Sakya Dakchen Rinpoche, Sakya Dezhung Rinpoche, Nyenpa Choktrul, Drongsar Khyetse, Palpung Khyentse, Dsigar Choktrul, Trangu Khenpo, Đạo sư Kim cương Tenga Rinpoche, Baiyul Rinpoche, Sonam Zangpo, Bokar Rinpoche, các hóa thân nam tử của Orgyen Tulku …


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8837)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8381)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7768)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9835)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10660)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.