Bài Kệ Kết Thúc

05 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 8187)
Bài Kệ Kết Thúc

Tôi là một thiền giả lang thang nơi đồng quê,
Một người xin ăn du hành một mình,
Một người rất nghèo không có gì cả.

Tôi đã bỏ lại đàng sau nơi chốn sanh ra,
Quay lưng lại với ngôi nhà xinh đẹp,
Và cho đi ruộng đất tốt tươi.

Tôi đã ở trong những chốn ẩn cư núi non hoang vắng,
Thực hành trong những động đá tuyết phủ chung quanh,
Và tìm thức ăn như loài chim chóc –
Như vậy đó, sống cho đến bây giờ.

Không có lời nào nói về ngày chết của tôi,
Nhưng tôi có một ý định trước khi tôi chết.
Đó là câu chuyện đời tôi, thiền giả ;
Bây giờ tôi sẽ cho các bạn vài lời khuyên :

Cố gắng kiểm soát những biến cố của cuộc đời này,
Cố gắng và cố gắng khôn ngoan thông thái,
Luôn luôn hoạch định thu xếp thế giới của bạn
Dấn thân vào những quan hệ xã hội mãi hoài –
Giữa những sửa soạn này cho tương lai

Không hay biết, bạn đi đến những năm chót của mình,
Không biết trán bạn hằn những vết nhăn,
Không biết tóc bạn ngả sang màu trắng,
Không thấy da mắt bạn thụng xuống,
Không chấp nhận chỗ lõm của miệng và mũi.

Thậm chí khi bị những sứ giả của thần chết săn lùng
Bạn vẫn hát ca và hưởng thụ lạc thú.
Không biết cuộc đời có kéo dài đến sáng mai,
Bạn vẫn hình thành những kế hoạch cho tương lai xa lắc.
Không biết tái sanh sẽ xảy ra nơi đâu, bạn vẫn duy trì một hài lòng tự mãn.

Bây giờ là thời gian chuẩn bị cho cái chết –
Đó là lời khuyên thành thật của tôi cho bạn ;
Nếu sự quan trọng của nó tác động nơi con người bạn, hãy bắt đầu sự thực hành của mình.

blank

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8802)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8350)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7728)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9811)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10611)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.