Thích-ca Mâu-ni Văn Phật

23 Tháng Bảy 201415:55(Xem: 4574)
PHẬT TỔ ĐẠO ẢNH
Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật


Thích Ca Mâu Ni Văn Phật

blankPhiên âm :

Phật thị sanh ư trung Thiên Trúc quốc, vi Tịnh Phạn vương chi tử. Tầm xả Chuyển Luân Thánh Vương vị xuất gia, thành vô thượng đạo, chuyển đại pháp luân. Kỳ hậu thất thập cửu tuế, thùy bát-niết-bàn. Nãi dĩ chánh pháp nhãn tạng, phó kỳ cao đệ đệ tử Ma-ha Ca-Diếp, tịnh sắc A-Nan, phó nhị truyền hoá. Phục dĩ kim lũ tăng-già-lê y, lịnh đại Ca-Diếp chuyển phó đương lai bổ xứ Di-Lặc Phật. Kỳ thuyết kệ viết : Pháp bổn vô pháp, vô pháp pháp diệc pháp ; kim phó vô pháp thời, pháp pháp hà tằng pháp ?

Dịch :

Phật thị sanh tại miền trung nước Thiên Trúc, làm con đức vua Tịnh Phạn. Ngài sớm từ bỏ ngôi vị Chuyển luân Thánh vương để xuất gia, rồi thành tựu đạo vô thượng và chuyển bánh xe pháp lớn. Về sau, năm bẩy mươi chín tuổi, khi sắp sửa vào niết-bàn, Phật giao chánh pháp nhãn tạng cho cao đệ Ma-ha Ca Diếp, đồng thời bảo A-Nan phải phụ giúp để truyền bá chánh pháp. Phật còn đem áo tăng-già-lê vàng đưa cho Ma-ha Ca Diếp giữ để ngày sau giao lại cho đức Di-Lặc tức vị Phật tương lai. Phật nói bài kệ như sau : Pháp bổn lai chẳng pháp, cái pháp chẳng pháp đó cũng là pháp, nay giao cái pháp chẳng pháp, pháp đó chẳng pháp gì ?

Tán

Vạn đức trang nghiêm

Nhất trần bất lập

Tứ thập cửu niên

Thái sát lang tạ

Mạt hậu niêm hoa

Tiếu đảo Ca-Diếp

Chánh pháp nhãn tạng

Thiên thánh bất thức

Dịch :

Vạn đức trang nghiêm

Chẳng bợn nhiễm ô

Bốn chín năm ròng

Công lao khó nhọc

Cầm hoa mỉm cười

Truyền thừa Ca-Diếp

Chánh pháp nhãn tạng

Thánh Trời chẳng hay

Kệ :

Đâu Suất giáng sanh đế vương gia

Tứ môn du tất khí phồn hoa

Thuyết pháp diễn giáo hóa quần phẩm

Từ bi hỷ xả độ chúng hiệp

Vạn đức trang nghiêm phước huệ tu

Nhất trần bất lập tịnh tự tha

Phật tăng truyền thừa mãn thiên hạ

Nhiếp thọ hữu tình sổ đạo ma

(Tuyên Công thượng nhân tác)

Dịch :

Đâu suất giáng trần chốn vương gia
Nhàn du bốn cửa chán phồn hoa
Một đời pháp bảo trao truyền lại
Hỷ xả từ bi hạnh chói lòa
Vạn đức trang nghiêm tròn phước huệ
Tự tâm thanh tịnh gạn tâm tha
Đời đời tiếp nối môn đồ Phật
Độ thoát chúng sanh tựa Hằng sa

(Thượng nhân Tuyên Hóa soạn)

Giảng thoại

Phật thị sanh ư trung Thiên Trúc quốc, vi Tịnh Phạn vương chi tử : Phật thị sanh tại thành Xá-vệ, miền trung nước Thiên Trúc, tức Ấn-độ ngày nay, là thái tử, con vua Tịnh Phạn.

Tầm xả Chuyển Luân Thánh Vương vị xuất gia, thành vô thượng đạo: Chữ 'tầm' ở đây bao hàm ý nghĩa là chẳng bao lâu. Phật sanh ra từ chốn cung vàng, nhưng đối với 5 món ham thích của thế gian như tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, Phật không màng tới, cho nên, chẳng bao lâu, Phật từ bỏ luôn địa vị của Chuyển Luân Thánh Vương, bởi nếu không xuất gia thì vương vị đó là của Phật trong tương lai. Ngài bỏ lại hết, ra đi tu hành, đạt đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, theo tiếng Phạn gọi là a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Chuyển đại pháp luân : Sau khi thành đạo, Phật giảng kinh thuyết pháp, chuyển bánh xe pháp lớn để giáo hóa chúng sanh.

Kỳ hậu thất thập cửu tuế, thùy bát-niết-bàn : Về sau, tới bảy mươi chín tuổi, Phật nhập diệt, hay gọi là viên tịch.

Nãi dĩ chánh pháp nhãn tạng, phó kỳ cao đệ đệ tử Ma-ha Ca Diếp : Cao đệ nghĩa là đệ tử nhiều tuổi. Phật giao chánh pháp nhãn tạng cho vị đệ tử nhiều tuổi nhất là Ma-ha Ca-Diếp, tuy tôn giả chưa hẳn là đại đệ tử của Phật. Vậy người được truyền pháp chính là Đại Ca Diếp, vị tôn giả tu hạnh đầu đà.

Tịnh sắc A-Nan phó nhị truyền hóa. Chữ 'sắc' nghĩa là dặn bảo; 'phó' là phụ vào; 'nhị' là hai. Phật đồng thời bảo tôn giả A-Nan phụ giúp tôn giả Ca-Diếp trong việc hoằng dương Phật pháp.

Phục dĩ kim lũ tăng-già-lê y, lịnh đại Ca-Diếp chuyển phó đương lai bổ xứ Di-Lặc Phật. Tăng-già-lê là áo của Tổ, là y bát của Phật. Phật dặn dò tôn giả Ca-Diếp vào núi Kê Túc ở Vân Nam nhập định cho đến khi đức Phật Di Lặc ra đời để giao lại y bát cho đức Di Lặc.

Kỳ thuyết kệ viết : Kế đó, Phật đọc cho tôn giả Ca-Diếp nghe một bài kệ truyền pháp.

Pháp bổn pháp vô pháp : Thế nào gọi là pháp ? Pháp bổn lai là không có pháp nào để nói.

Vô pháp pháp diệc pháp : Tuy nhiên, trong cái không pháp, chúng ta nói tới cái pháp đó.

Kim phó vô pháp thời : Nay, truyền lại y bát này là truyền pháp tâm ấn, tức là pháp chẳng có hình tướng.

Pháp pháp hà tằng pháp ?: Cái pháp ở trong pháp, là cái pháp gì ? Chẳng có gì hết ! 'Bổn lai chẳng có vật gì, còn chỗ nào là bám bụi ?'

Tán

Vạn đức trang nghiêm, nhất trần bất lập : Có câu nói : 'tam kỳ tu phước huệ, bách kiếp chủng tướng hảo', Phật tu phước, tu huệ, tu đến hàng vạn đức hạnh, mt chút bụi nhơ cũng không bợn.

Tứ thập cửu niên, thái sát lang tạ : Trong thời gian bốn mươi chín năm, công lao khó nhọc không sao kể siết, bởi cứu độ chúng sanh chẳng phải là điều dễ dàng.

Mạt hậu niêm hoa, tiếu đảo Ca-Diếp : Về sau, một hôm Phật cầm bông sen vàng giơ lên, đối trước đại chúng mỉm cười. Hết thảy đệ tử không một ai nói lên điều gì, chỉ riêng có tôn giả Ca-Diếp nở mặt, rạng rỡ mỉm cười. Thấy vậy Phật biết tôn giả Ca Diếp đã hiểu ý Phật. Ngài bèn bảo đại chúng : 'Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, ta đã giao cho Ma-ha Ca Diếp !', ý nói pháp mầu đó đã được Phật truyền lại cho tôn giả.

Chánh pháp nhãn tạng, thiên thánh bất thức : Chánh pháp nhãn tạng là loại pháp quý báu vô cùng cho đến các thánh hiền cũng không nhận ra được.

Kệ

Đâu Suất giáng sanh đế vương gia : Đức Phật Thích-ca giáng trần từ nội viện của cung trời Đâu Suất. Đây là bổ xứ của Phật. Bất cứ ai, muốn thành Phật cũng phải trú ở ở đây một thời gian trước khi xuống thế. Vậy, từ nội viện cung trời Đâu Suất, Phật đã giáng sanh trong một gia đình đế vương, đó là gia đình vua Tịnh Phạn nước Xá-vệ.

Tứ môn du tất khí phồn hoa : Một hôm Ngài dạo chơi ngoài bốn cổng thành, mắt chứng kiến các cảnh khổ của sanh, già, bệnh, chết, nhận ra rằng cuộc sống thế gian chẳng có gì là hay ho. Do sẵn túc căn, Phật quyết ý xuất gia, bỏ lại hết các thứ vinh hoa phú quý của người đời.

Thuyết pháp diễn giáo hóa quần phẩm : Để giáo hóa hết thảy chúng sanh Phật thuyết pháp trong bốn mươi chín năm, giảng kinh trong ba trăm pháp hội

Từ bi hỷ xả độ chúng hiệp : Phật dùng 'tứ vô lượng tâm', tức là bốn loại tâm lượng rộng lớn để giáo hóa hết thảy các chúng sanh có duyên với pháp. Tứ vô lượng tâm là từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm và xả vô lượng tâm.

Vạn đức trang nghiêm phước huệ tu : Phật có vạn đức trang nghiêm, trải qua 'tam kỳ tu phước huệ'. Ngài tu trong ba đại a-tăng-kỳ kiếp, tu phước và tu huệ. A-tăng-kỳ kiếp nghĩa là vô lượng số kiếp, tức là bao nhiêu kiếp không thể kể hết số lượng. Đại a-tăng-kỳ kiếp là vô số lượng kiếp trong cái vô số lượng. Trong suốt thời gian đó, Phật đã tu phước, tu huệ, ý nói không có phước nhỏ nào mà Ngài không tu, không có loại trí huệ nhỏ nào mà không tập. Phật lại có 'bách kiếp chủng tướng hảo', bởi trong thời gian cả trăm đại kiếp Ngài vun trồng tướng tốt sáng rực, trí huệ sáng rực, bởi vậy mới nói Phật có vạn đức trang nghiêm. Tóm lại, công đúc tu phước của Ngài đến chỗ viên mãn, huệ đến chỗ viên mãn, cả phước lẫn huệ đều đầy đủ.

Nhất trần bất lập tịnh tự tha : Ở nơi Phật, không những một chút ô nhiễm cũng không bợn, các dục niệm hoàn toàn thanh tịnh, mà Ngài còn giáo hóa mọi người đến chỗ được thanh tịnh.

Phật tăng truyền thừa mãn thiên hạ : Phật truyền lại y bát cho tăng, tức là giữa hai bên đã có sự tiếp nối. Điều này nói lên ý nghĩa là sự truyền thừa giáo pháp là điều bắt buộc, chớ không phải ai muốn làm sao thì làm, mà còn phải truyền pháp lại cho đời sau. 'Mãn thiên hạ' nghĩa là đệ tử của Phật ở khắp các nơi trong thiên hạ, chỗ nào cũng có.

Nhiếp thọ hữu tình sổ đạo ma : 'Nhiếp thọ' là dạy bảo, ý nói giáo hóa chúng sanh, cứu độ chúng sanh đến chỗ thoát cảnh sanh tử. Số lượng chúng sanh được cứu độ thì nhiều lắm, kể ra thì đông như hạt mè, hạt thóc vậy !

Bài giảng ngày mồng 2 tháng 3 năm 1984

Tuyên Công Thượng Nhân


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7319)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7160)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6791)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5437)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8327)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6813)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14438)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn