TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Quyển II

16 Tháng Tư 202111:06(Xem: 5024)

Tổng Quan Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới (QUYỂN II) 
THÍCH VIÊN LÝ



LỜI TỰA 

Một cách phổ quát, lịch sử được hiểu là nghiên cứu  về quá khứ với tất cả những lựa chọn và sự kiện phức  tạp của nó mà đối tượng chủ yếu là con người và xã hội.  Mục tiêu nghiên cứu không chỉ giới hạn trong một phạm  trù hay lĩnh vực nào đó mà còn bao hàm tất cả xã hội  loài người qua nhiều góc cạnh và bối cảnh lịch sử mang  nhiều hình thức khác nhau. Bản thân của lịch sử không  gì khác hơn chính là sự thật, một tổng hợp về nhiều câu  chuyện sinh động, do nhiều người thuộc nhiều thế hệ mô tả bằng nhiều phương pháp qua cách đánh giá khách  quan hoặc chủ quan đôi lúc mâu thuẫn, xung đột…  

Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà  mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc  ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi  đi từ nhiều kiếp quá khứ. Chính thế, khi đặt bút để viết  về lịch sử Phật giáo Thế giới chúng tôi đã hết sức đắn đo  vì sự giới hạn về thời gian trước bao nhiêu trọng trách  cần phải hoàn tất. Thế nhưng, do nhu cầu tìm hiểu bằng  chính tầm nhìn của mình nhằm rút ra những bài học giá trị hầu soi sáng cho các hành hoạt qua tấm gương lịch  sử dù xấu hay tốt, đúng hay sai, thành hay bại, hưng  thịnh hay suy thoái, thái bình hay biến loạn… tất thảy  đều là những bài học giá trị cần chiêm nghiệm và chiêm  nghiệm một cách nghiêm túc, cẩn trọng. Đó là lý do tại  sao chúng tôi đã đầu tư thời gian cho bộ Tổng Quan Lịch  Sử Phật Giáo Thế Giới được in thành ba tập này. 

Trải qua nhiều năm, khi tham dự các diễn đàn quốc  tế về nhân quyền cũng như vận động cho tự do và dân  chủ tại nhiều quốc hội của những quốc gia, trong đó có  quốc hội Hoa Kỳ, Âu Châu và Liên Hợp Quốc, đặc biệt  sau khi làm cố vấn cho Tổ chức Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB), tôi đã có ý nghĩ là cần phải viết tên của các  nhân vật, tổ chức và địa danh bằng chính ngôn ngữ bản  địa và phiên âm theo mẫu tự Latinh, vì như thế sẽ giúp  cho người đọc dễ dàng nhận diện một cách nhanh chóng  các địa danh, tên gọi v.v… thay vì phải mất thì giờ để tra  cứu xem “Cựu Kim Sơn” hay “Hoa Thịnh Đốn” là thành  phố nào và ở đâu, là ví dụ điển hình. 

Hiện nay, tại một số nước Phật giáo mới du nhập  với thời gian chưa lâu, nguồn tài liệu để tra cứu tương  đối khan hiếm, chính vì vậy mà chúng tôi chỉ viết một  cách tổng quát, tuy nhiên, khi tìm được những dữ liệu  liên hệ, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung thêm trong khả năng có thể. 

Mùa An Cư năm 2014


blank






TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Quyển II


 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 2016(Xem: 5165)
Giới Thiệu: Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng, là người đã nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1989, và là người cổ võ từ bi và hòa bình khắp thế giới. Ngài khuyến khích sự hòa hợp giữa các tôn giáo trên thế giới và tham gia vào nhiều cuộc đối thoại với các nhà khoa học hàng đầu. Xuất gia làm tu sĩ từ thơ ấu, Tỳ Kheo Tenzin Gyantso đã hoàn tất các chương trình học Phật theo truyền thống và tốt nghiệp bằng geshe, tương đương Tiến Sĩ Phật Học. Nổi tiếng với sự thông thái và tấm lòng độ lượng, chứng đắc thiền định, và khiêm tốn, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nói, “Tôi chỉ là một tu sĩ Phật Giáo đơn giản.”
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5180)
Lời Ban Biên Tập: Hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Hai Âm lịch, đại gia đình Phật tử thế giới lại thành tâm tưởng niệm ngày Đức Bổn sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật Nhập Niết bàn. Nhân ngày tưởng niệm này, chúng tôi xin lược trích giới thiệu nội dung cơ bản nửa sau bài Ba, khoá I “Phật học phổ thông” của cố HT Thích Thiện Hoa, về sự kiện Lịch sử Phật giáo quan trọng này.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 5369)
Tự ngã và sự cố chấp vào tự ngã là một trong những nguyên nhân dẫn đến khổ đau, tang thương và mất mát. Khi tự ngã được đề cao thì con người thỏa mãn, hạnh phúc, nhưng một khi tự ngã bị xúc phạm thì sự bực bội, và thậm chí là thù hận sẽ khởi sanh.