TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Quyển II

16 Tháng Tư 202111:06(Xem: 5076)

Tổng Quan Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới (QUYỂN II) 
THÍCH VIÊN LÝ



LỜI TỰA 

Một cách phổ quát, lịch sử được hiểu là nghiên cứu  về quá khứ với tất cả những lựa chọn và sự kiện phức  tạp của nó mà đối tượng chủ yếu là con người và xã hội.  Mục tiêu nghiên cứu không chỉ giới hạn trong một phạm  trù hay lĩnh vực nào đó mà còn bao hàm tất cả xã hội  loài người qua nhiều góc cạnh và bối cảnh lịch sử mang  nhiều hình thức khác nhau. Bản thân của lịch sử không  gì khác hơn chính là sự thật, một tổng hợp về nhiều câu  chuyện sinh động, do nhiều người thuộc nhiều thế hệ mô tả bằng nhiều phương pháp qua cách đánh giá khách  quan hoặc chủ quan đôi lúc mâu thuẫn, xung đột…  

Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà  mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc  ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi  đi từ nhiều kiếp quá khứ. Chính thế, khi đặt bút để viết  về lịch sử Phật giáo Thế giới chúng tôi đã hết sức đắn đo  vì sự giới hạn về thời gian trước bao nhiêu trọng trách  cần phải hoàn tất. Thế nhưng, do nhu cầu tìm hiểu bằng  chính tầm nhìn của mình nhằm rút ra những bài học giá trị hầu soi sáng cho các hành hoạt qua tấm gương lịch  sử dù xấu hay tốt, đúng hay sai, thành hay bại, hưng  thịnh hay suy thoái, thái bình hay biến loạn… tất thảy  đều là những bài học giá trị cần chiêm nghiệm và chiêm  nghiệm một cách nghiêm túc, cẩn trọng. Đó là lý do tại  sao chúng tôi đã đầu tư thời gian cho bộ Tổng Quan Lịch  Sử Phật Giáo Thế Giới được in thành ba tập này. 

Trải qua nhiều năm, khi tham dự các diễn đàn quốc  tế về nhân quyền cũng như vận động cho tự do và dân  chủ tại nhiều quốc hội của những quốc gia, trong đó có  quốc hội Hoa Kỳ, Âu Châu và Liên Hợp Quốc, đặc biệt  sau khi làm cố vấn cho Tổ chức Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB), tôi đã có ý nghĩ là cần phải viết tên của các  nhân vật, tổ chức và địa danh bằng chính ngôn ngữ bản  địa và phiên âm theo mẫu tự Latinh, vì như thế sẽ giúp  cho người đọc dễ dàng nhận diện một cách nhanh chóng  các địa danh, tên gọi v.v… thay vì phải mất thì giờ để tra  cứu xem “Cựu Kim Sơn” hay “Hoa Thịnh Đốn” là thành  phố nào và ở đâu, là ví dụ điển hình. 

Hiện nay, tại một số nước Phật giáo mới du nhập  với thời gian chưa lâu, nguồn tài liệu để tra cứu tương  đối khan hiếm, chính vì vậy mà chúng tôi chỉ viết một  cách tổng quát, tuy nhiên, khi tìm được những dữ liệu  liên hệ, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung thêm trong khả năng có thể. 

Mùa An Cư năm 2014


blank






TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Quyển II


 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7300)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7149)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6755)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5423)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8290)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6789)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14386)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
16 Tháng Mười 2014(Xem: 8206)
...Điều cuối cùng đáng nói nữa, là chẳng có tư liệu nào là chính xác hoàn toàn, do các vị kết tập sư viết sau cả 500 năm, và cũng khó tránh khỏi sự hư cấu, thêm bớt của hàng sa-môn hậu học. Ta học Phật, tu Phật là học và tu theo giáo pháp. “Khi Như Lai diệt độ rồi thì Pháp và Luật là thầy của các ông”. Và, “Ai thấy Pháp là thấy Như Lai!” Vậy, Pháp mới là quan trọng!...