Đức Đạt Lai Lạt Ma Tiếp Xúc Với Đoàn Phật Tử Từ Việt Nam Tại Dharamshala

03 Tháng Mười Một 201609:35(Xem: 4813)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TIẾP XÚC VỚI
ĐOÀN DOANH NHÂN PHẬT TỬ TỪ VIỆT NAM

TẠI DHARAMSHALA
By Tenzin Dharpo | Tịnh Thuỷ dịch



the-dalai-lama-answering-a-question-from-a-viewer-in-vietnam-through-a-video-conference-link-from-his-residence-in-dharaThe Dalai Lama answering a question from a viewer in Vietnam
through a video conference link from his residence in Dharamsala.
Oct. 29, 2016. Photo- Tenzin ChoejorOHHDL.
Dharamsala, Oct. 31,,2016: Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang lưu vong tại Ấn Độ đã tiếp đoàn doanh nhân Phật tử Việt Nam gồm 80 người thuộc Câu lạc bộ CEO Việt Nam (Vietnam CEO Club) tại Dharamsala thành phố miền cực Bắc Ấn độ, nơi cư trú của Ngài. Cùng với 80 thành viên của Câu lạc bộ CEO Việt, còn các nhóm người từ (Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn và Đà Nẵng) cũng tham gia sự kiện thông qua hội nghị truyền hình trực tiếp với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng các vấn đề như biến đổi khí hậu và sự nóng ấm toàn cầu gây ra mối đe dọa cho tất cả chúng sinh trên trái đất này và cho rằng biện pháp khắc phục hậu quả cũng cần được lên kế họach đồng thời.
 
"Tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng muôn loài chúng sinh đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Trong khi có thể có những chúng sinh khác sống nơi các hành tinh khác trong vũ trụ, nhưng hiện chỉ có chúng sinh trên hành tinh này là có một kết nối trực tiếp với nhau. Tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau. Những thách thức như biến đổi khí hậu và sự nóng ấm toàn cầu, và các thiên tai như động đất đều ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, vì vậy chúng ta phải hành động như một cộng đồng.

"Các bạn Việt Nam đã chứng tỏ mình là những con người cứng rắn và kiên cường. Bây giờ các bạn cần phải suy nghĩ về toàn bộ thế giới, không chỉ là những gì liên quan đến Việt Nam,". Nhà lãnh đạo bình quân (1) nói như vậy trong khi thúc giục đoàn Phật tử Việt Nam hãy nhìn xa hơn, ra ngoài biên cương giới hạn quốc gia trong khi đóng góp cho nhân loại.

Nhà lãnh đạo Tây Tạng cũng đã hỏi và nhắc lại lập trường của ngài về sự cần thiết cho một sự thay đổi, đặc biệt là từ các bạn trẻ trong việc biến đổi thế kỷ mới trong việc khắc phục rủi ro gây ra bởi các thế kỷ trước.

Các bậc thầy Phật giáo đã tiến hành lễ truyền thọ Pháp Dược Sư Phật cho các Phật tử và cũng giải thích ngắn gọn bài kinh ngắn 25 dòng “Kinh Trí Tuệ Siêu Việt” hay còn gọi là “Bát Nhã Tâm kinh”.

Vào ngày mai, nhà lãnh đạo Tây Tạng sẽ chủ trì buổi ra mắt cuốn sách của cựu Bộ trưởng Trưởng bang Himachal Pradesh, ông Shanta Kumar, và chủ trì buổi lễ cầu nguyện trường thọ vào ngày hôm sau tại chùa Tsuglakhang.

Tenzin Dharpo | Tịnh Thuỷ biên dịch theo báo Phayul

(1) Bình quân (từ chữ Egalitarianism tiếng Anh và từ chữ egal tiếng Pháp, có nghĩa là "bình đẳng") là một xu hướng tư tưởng ủng hộ sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Học thuyết bình quân là một học thuyết chính trị cho là tất cả mọi người nên được đối xử bình đẳng và có các quyền chính trị (Tự do chính trị), kinh tế (Tự do kinh tế), xã hội (bình đẳng xã hội) và dân sự (quyền dân sự và chính trị) như nhau; Triết lý xã hội này ủng hộ việc loại bỏ sự bất bình đẳng về kinh tế giữa người dân, chủ nghĩa bình quân kinh tế, hoặc phân cấp quyền lực
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5995)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6456)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6830)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7079)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9533)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7656)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10976)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 7027)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,