Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng Phật Pháp ở Mông Cổ, Làm Trung Quốc nổi giận

19 Tháng Mười Một 201620:40(Xem: 4574)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
THUYẾT GIẢNG PHẬT PHÁPMÔNG CỔ,
LÀM TRUNG QUỐC NỔI GIẬN
By GANBAT NAMJILSANGARAV, Associated Press Ulaanbaatar, Mongolia | Nov 19, 2016, 6:02 AM ET
Tịnh Thủy biên dịch


dalai-lama-at-mongoliaĐức Đạt Lai Lạt Ma giữa vẫy tay chào khi đến tu viện Gandantegchinlen,
Ulaanbaatar, Mongolia, vào ngày Thứ Bảy 19/11/2016 (ảnh AP)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng vào hôm thứ bảy trước hàng ngàn người ủng hộ ngài ở Mông Cổ. Ngài đến Mông Cổ vào thời điểm mà quốc gia này đang tìm kiếm một gói viện trợ quan trọng từ nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng lưu vong thuyết giảng về chủ nghĩa vật chất tại tu viện Gandantegchenlin như là khởi động một chuyến viếng thăm bốn ngày mà Mông Cổ nói hoàn toàntính cách tôn giáo và sẽ không bao gồm các cuộc họp với các quan chức.

Tuy nhiên, chuyến đi của ngài có thể đem lại những hậu quả xấu cho quan hệ giữa Mông Cổ với Trung Quốc, họ (Trung Quốc) đã phản đối lần viếng thăm trước của ngài bằng cách đóng cửa biên giới một thời gian ngắn vào năm 2002 và tạm thời hủy bỏ các chuyến bay nối liền giữa Bắc Kinh và thủ đô Mông Ulaanbaatar vào năm 2006.

Trung Quốc coi Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một tỉnh ly khai tìm cách tách rời Tây Tạng từ Trung Quốcphản đối mạnh mẽ tất cả các nước chứa chấp nhà sư này. Đức Đạt Lai Lạt Ma có trụ sở tại Ấn Độ kể từ khi ngài rời Tây Tạng trong một cuộc nổi dậy thất bại chống Trung Quốc vào năm 1959.

Hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ thúc giục Mông Cổ không được đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì lợi ích của ổn định và phát triển quan hệ hai nước.

blankChuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Mông Cổ vào thời điểm khi các nhà lãnh đạo Mông Cổ đang tìm kiếm một khoản vay trị giá $ 4.2 tỷ US dollars từ Bắc Kinh để giúp đất nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái nặng nề. Với giá hàng hóa sụt giảm, Mông Cổ đang gặp khó khăn trả nợ nước ngoài và đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người hàng xóm mà chiếm khoảng 90 phần trăm hang hóa xuất khẩu của mình.

Phật giáo Mông Cổ liên hệ nhiều với sự căng thẳng của Tây Tạng và nhiều người Phật tử trong nước rất tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của vào năm 1979.

Nhân vật lãnh đạo tôn giáo Mông Cổ nói chuyến thăm này có thể là cuối cùng cho nhà lãnh đạo tinh thần 81 tuổi, và một số đệ tử của Ngài đã đi hàng trăm dặm để ngắm nhìn ngài khi bất chấp nhiệt độ Tháng Mười Một lạnh nhất trong một thập kỷ.

Daritseren, 73 tuổi, dân Mông Cổ từ Siberia, Nga cho biết cô chỉ nghe nói hôm thứ Sáu rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Mông Cổ và đi du lịch với 40 người khác trong 15 giờ qua đêm để kịp nghe ngài thuyết giảng.

Boldbaatar, một người chăn nuôi 75 tuổi, cho biết ông vội vã đi bộ 200 km (125 dặm).

"Tôi là một người đàn ông già," ông nói. "Có lẽ tôi đang nhìn thấy Ngài, hiện thân của đức Phật, lần cuối cùng."

Theo lịch trình, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi tụng kinh đặc biệt vào ngày Chủ nhật tại một vận động trường thể thao lớn được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc thông qua viện trợ của Trung Quốc.

Các học giả tôn giáo nói chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma được dự kiến sẽ cung cấp thêm tin tức về việc tìm kiếm hóa thân thứ 10 của ngài Jebtsundamba Khutuktu, một Lạt ma xếp hạng đầu trong Phật giáo (Tây Tạng). 

(Theo ABC News)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5994)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6455)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6824)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7077)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9532)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7656)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10973)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 7026)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,