Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng Phật Pháp ở Mông Cổ, Làm Trung Quốc nổi giận

19 Tháng Mười Một 201620:40(Xem: 4592)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
THUYẾT GIẢNG PHẬT PHÁPMÔNG CỔ,
LÀM TRUNG QUỐC NỔI GIẬN
By GANBAT NAMJILSANGARAV, Associated Press Ulaanbaatar, Mongolia | Nov 19, 2016, 6:02 AM ET
Tịnh Thủy biên dịch


dalai-lama-at-mongoliaĐức Đạt Lai Lạt Ma giữa vẫy tay chào khi đến tu viện Gandantegchinlen,
Ulaanbaatar, Mongolia, vào ngày Thứ Bảy 19/11/2016 (ảnh AP)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng vào hôm thứ bảy trước hàng ngàn người ủng hộ ngài ở Mông Cổ. Ngài đến Mông Cổ vào thời điểm mà quốc gia này đang tìm kiếm một gói viện trợ quan trọng từ nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng lưu vong thuyết giảng về chủ nghĩa vật chất tại tu viện Gandantegchenlin như là khởi động một chuyến viếng thăm bốn ngày mà Mông Cổ nói hoàn toàntính cách tôn giáo và sẽ không bao gồm các cuộc họp với các quan chức.

Tuy nhiên, chuyến đi của ngài có thể đem lại những hậu quả xấu cho quan hệ giữa Mông Cổ với Trung Quốc, họ (Trung Quốc) đã phản đối lần viếng thăm trước của ngài bằng cách đóng cửa biên giới một thời gian ngắn vào năm 2002 và tạm thời hủy bỏ các chuyến bay nối liền giữa Bắc Kinh và thủ đô Mông Ulaanbaatar vào năm 2006.

Trung Quốc coi Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một tỉnh ly khai tìm cách tách rời Tây Tạng từ Trung Quốcphản đối mạnh mẽ tất cả các nước chứa chấp nhà sư này. Đức Đạt Lai Lạt Ma có trụ sở tại Ấn Độ kể từ khi ngài rời Tây Tạng trong một cuộc nổi dậy thất bại chống Trung Quốc vào năm 1959.

Hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ thúc giục Mông Cổ không được đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì lợi ích của ổn định và phát triển quan hệ hai nước.

blankChuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Mông Cổ vào thời điểm khi các nhà lãnh đạo Mông Cổ đang tìm kiếm một khoản vay trị giá $ 4.2 tỷ US dollars từ Bắc Kinh để giúp đất nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái nặng nề. Với giá hàng hóa sụt giảm, Mông Cổ đang gặp khó khăn trả nợ nước ngoài và đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người hàng xóm mà chiếm khoảng 90 phần trăm hang hóa xuất khẩu của mình.

Phật giáo Mông Cổ liên hệ nhiều với sự căng thẳng của Tây Tạng và nhiều người Phật tử trong nước rất tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của vào năm 1979.

Nhân vật lãnh đạo tôn giáo Mông Cổ nói chuyến thăm này có thể là cuối cùng cho nhà lãnh đạo tinh thần 81 tuổi, và một số đệ tử của Ngài đã đi hàng trăm dặm để ngắm nhìn ngài khi bất chấp nhiệt độ Tháng Mười Một lạnh nhất trong một thập kỷ.

Daritseren, 73 tuổi, dân Mông Cổ từ Siberia, Nga cho biết cô chỉ nghe nói hôm thứ Sáu rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Mông Cổ và đi du lịch với 40 người khác trong 15 giờ qua đêm để kịp nghe ngài thuyết giảng.

Boldbaatar, một người chăn nuôi 75 tuổi, cho biết ông vội vã đi bộ 200 km (125 dặm).

"Tôi là một người đàn ông già," ông nói. "Có lẽ tôi đang nhìn thấy Ngài, hiện thân của đức Phật, lần cuối cùng."

Theo lịch trình, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi tụng kinh đặc biệt vào ngày Chủ nhật tại một vận động trường thể thao lớn được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc thông qua viện trợ của Trung Quốc.

Các học giả tôn giáo nói chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma được dự kiến sẽ cung cấp thêm tin tức về việc tìm kiếm hóa thân thứ 10 của ngài Jebtsundamba Khutuktu, một Lạt ma xếp hạng đầu trong Phật giáo (Tây Tạng). 

(Theo ABC News)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5199)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4988)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5415)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5600)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5495)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5167)
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5327)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.