Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng Phật Pháp ở Mông Cổ, Làm Trung Quốc nổi giận

19 Tháng Mười Một 201620:40(Xem: 4589)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
THUYẾT GIẢNG PHẬT PHÁPMÔNG CỔ,
LÀM TRUNG QUỐC NỔI GIẬN
By GANBAT NAMJILSANGARAV, Associated Press Ulaanbaatar, Mongolia | Nov 19, 2016, 6:02 AM ET
Tịnh Thủy biên dịch


dalai-lama-at-mongoliaĐức Đạt Lai Lạt Ma giữa vẫy tay chào khi đến tu viện Gandantegchinlen,
Ulaanbaatar, Mongolia, vào ngày Thứ Bảy 19/11/2016 (ảnh AP)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng vào hôm thứ bảy trước hàng ngàn người ủng hộ ngài ở Mông Cổ. Ngài đến Mông Cổ vào thời điểm mà quốc gia này đang tìm kiếm một gói viện trợ quan trọng từ nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng lưu vong thuyết giảng về chủ nghĩa vật chất tại tu viện Gandantegchenlin như là khởi động một chuyến viếng thăm bốn ngày mà Mông Cổ nói hoàn toàntính cách tôn giáo và sẽ không bao gồm các cuộc họp với các quan chức.

Tuy nhiên, chuyến đi của ngài có thể đem lại những hậu quả xấu cho quan hệ giữa Mông Cổ với Trung Quốc, họ (Trung Quốc) đã phản đối lần viếng thăm trước của ngài bằng cách đóng cửa biên giới một thời gian ngắn vào năm 2002 và tạm thời hủy bỏ các chuyến bay nối liền giữa Bắc Kinh và thủ đô Mông Ulaanbaatar vào năm 2006.

Trung Quốc coi Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một tỉnh ly khai tìm cách tách rời Tây Tạng từ Trung Quốcphản đối mạnh mẽ tất cả các nước chứa chấp nhà sư này. Đức Đạt Lai Lạt Ma có trụ sở tại Ấn Độ kể từ khi ngài rời Tây Tạng trong một cuộc nổi dậy thất bại chống Trung Quốc vào năm 1959.

Hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ thúc giục Mông Cổ không được đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì lợi ích của ổn định và phát triển quan hệ hai nước.

blankChuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Mông Cổ vào thời điểm khi các nhà lãnh đạo Mông Cổ đang tìm kiếm một khoản vay trị giá $ 4.2 tỷ US dollars từ Bắc Kinh để giúp đất nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái nặng nề. Với giá hàng hóa sụt giảm, Mông Cổ đang gặp khó khăn trả nợ nước ngoài và đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người hàng xóm mà chiếm khoảng 90 phần trăm hang hóa xuất khẩu của mình.

Phật giáo Mông Cổ liên hệ nhiều với sự căng thẳng của Tây Tạng và nhiều người Phật tử trong nước rất tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của vào năm 1979.

Nhân vật lãnh đạo tôn giáo Mông Cổ nói chuyến thăm này có thể là cuối cùng cho nhà lãnh đạo tinh thần 81 tuổi, và một số đệ tử của Ngài đã đi hàng trăm dặm để ngắm nhìn ngài khi bất chấp nhiệt độ Tháng Mười Một lạnh nhất trong một thập kỷ.

Daritseren, 73 tuổi, dân Mông Cổ từ Siberia, Nga cho biết cô chỉ nghe nói hôm thứ Sáu rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Mông Cổ và đi du lịch với 40 người khác trong 15 giờ qua đêm để kịp nghe ngài thuyết giảng.

Boldbaatar, một người chăn nuôi 75 tuổi, cho biết ông vội vã đi bộ 200 km (125 dặm).

"Tôi là một người đàn ông già," ông nói. "Có lẽ tôi đang nhìn thấy Ngài, hiện thân của đức Phật, lần cuối cùng."

Theo lịch trình, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi tụng kinh đặc biệt vào ngày Chủ nhật tại một vận động trường thể thao lớn được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc thông qua viện trợ của Trung Quốc.

Các học giả tôn giáo nói chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma được dự kiến sẽ cung cấp thêm tin tức về việc tìm kiếm hóa thân thứ 10 của ngài Jebtsundamba Khutuktu, một Lạt ma xếp hạng đầu trong Phật giáo (Tây Tạng). 

(Theo ABC News)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5376)
Phong trào Dorje Shugden đã nhận sự hỗ trợ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chung của họ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước Anh.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5611)
GENEVA - Một tổ chức Phật-giáo dẫn đầu các hoạt động chống Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ kế hoạch biểu tình và tự giải tán, theo thông báo phổ biến qua mạng – diễn biến này phát sinh sau phóng sự điều tra của Reuters tố cáo đảng CS Trung Quốc ám trợ một nhóm Phật tử biểu tình đối đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại mọi nơi mà ngài viếng thăm.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5396)
Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5467)
Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của thủ lĩnh tinh thần Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 6880)
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 7159)
Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 6760)
TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 7722)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 6883)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6199)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.