Trang Thơ Đạo Hiếu

25 Tháng Tám 201503:24(Xem: 5436)

blankTRANG THƠ ĐẠO HIẾU
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

daohieumẹ đến

mẹ đến như rừng thông
vi vu trời gió hát
mẹ đến như vầng trăng
lung linh đầu bọt sóng.

vô tận ý

con đứng giữa mù sa
bơ ngơ vô tận ý
mẹ, giọt nước đời qua
con uống ăn thiện mỹ.

nghẹn lời

dòng sâu chèo chống một mình
lướt ghềnh vượt thác phù sinh nhọc nhằn
mặt trời nắng ấm tháng năm
tình cha vô lượng nói năng nghẹn lời!

bóng quê

khói chiều bãng lãng nương cau
lửa rơm ai đốt tưởng đâu mẹ về
sông dài nằm nhớ sơn khê
dòng xa muôn dặm bóng quê chẳng mờ.

câu chữ rụng

đời tung như gió cuốn
xoáy nhung nhớ trong tim
mất mẹ con đi tìm
lê thê câu chữ rụng.

bông hồng đỏ

đồi hoang nghé ọ bỏ đàn
ngược xuôi tìm mẹ băng tràn đông tây
ai còn bên mẹ tháng ngày
bông hồng đỏ thắm đầy tay đầy lòng.

tờ nhân sinh

rêu phong lợp mái từ đường
thâm nghiêm thân phụ trầm hương phụng thờ
non cao tạc một bài thơ
lệ trời sương giọt đẫm tờ nhân sinh

trăng thanh

mẹ đến như trăng thanh
che niềm đau sa mạc
con lạc giữa thị thành
giấu màu xanh trong mắt.

mất mẹ

áo rách mẹ vá chỉ son
thành bông hoa đỏ cho con nụ cười
nghĩa ân theo suốt cuộc đời
bây giờ mất mẹ đất trời lạnh hiu.

cha

còn cha gót đỏ như son
mất cha gót mẹ gót con đen sì
còn cha cày cuốc biết đi
lạt tranh biết buộc kinh thi đỏ đèn!

MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5502)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6770)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7955)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5914)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5286)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10143)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6953)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7730)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7143)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.