Cần Lưu Giữ Văn Hoá Cổ Xưa Cùng Phát Triển Kinh Tế

30 Tháng Tám 201000:00(Xem: 12865)
CẦN LƯU GIỮ VĂN HOÁ CỔ XƯA 
CÙNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tin và ảnh: Phạm Cường (VietNamNet)
blank
blank

(VietNamNet) - Hội thảo quốc tế “Phật giáo trong thời đại mới - cơ hội và thách thức” đã khai mạc vào sáng 15/7 tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM dưới sự chủ trì của Viện Nghiên cứu Phật học VN. Hội thảo sẽ diễn ra đến ngày 16/7 với sự tham dự của khoảng 60 giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu Phật học đến từ 30 nước trên thế giới.

Hội thảo được đánh giá là có tầm cỡ quốc tế lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại VN. Có gần 100 tham luận của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu Phật học từ châu Âu, Mỹ, Nhật, Sri Lanka, Thái Lan, VN… được gửi đến hội thảo.

Phật giáo VN được xem là phát triển mạnh trong những năm gần đây. (Ảnh: Phạm Cường)

Hội thảo tập trung vào 4 chủ đề chính: Phật giáo và các vấn đề toàn cầu; Tìm kiếm giải pháp; Phật giáo và dân tộc; Phật giáo và kinh tế - chính trị.

Về cơ hội cho Phật giáo trong thời đại mới, Thượng tọa Thích Minh Tâm, một diễn giả được mời dự từ Mỹ, cho rằng, sự phát triển công nghệ thông tin là một thuận lợi rất đáng kể cho sự phát triển của Phật giáo. Nhờ đó, việc hoằng pháp sẽ dễ dàng hơn, việc lưu dữ liệu sẽ tốt hơn và các trường đại học Phật giáo sẽ được thành lập nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo Ban tổ chức Hội thảo, đi cùng sự phát triển của khoa học, kinh tế trong thời đại mới, tinh thần vật chất và tính thực dụng khiến cho lãnh đạo các quốc gia và tôn giáo trên thế giới lo ngại. Khuynh hướng này thật sự đe dọa đến bản sắc văn hóa và truyền thống tâm linh tốt đẹp của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước có nền văn minh cổ xưa như VN.

Lời cảnh báo đối với VN là cần đặc biệt chú trọng lưu giữ bản sắc văn hóa cổ xưa, trong đó có văn hóa tâm linh, tạo nét khác biệt so với các nước song hành với phát triển kinh tế.

Tính hướng thiện một lẫn nữa được đề cao tại hội thảo. Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu khẳng định: "Đức Phật khuyến khích các học trò, đệ tử mình sống tốt, sống thiện, tránh tranh chấp, tranh cãi, sống nhiệt tâm, để chiến thắng tham sân si, thực nghiệm an lạc Niết bàn cho tự thân và làm lợi ích cho cuộc đời".

Cùng với hội thảo, Ban Tổ chức còn tổ chức lập Mạn-đà-la Quán Thế Âm để cầu quốc thái dân an và nhiều hoạt động văn hoá khác, trong đó có chương trình văn nghệ mang chủ đề "Phật giáo và dân tộc".

Tin và ảnh: Phạm Cường (VietNamNet)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 9494)
Bốn nhiếp pháp là bốn cách đối xử với người khác để làm lợi lạc cho người và cho mình trong sự tiến bộ phát triển chung về vật chất lẫn tinh thần. Bốn nhiếp pháp có trong kinh điển hệ Pali Nam tông và hệ Sanskrit Bắc tông. Ở Bắc tông được nhấn mạnh hơn bởi vì đây là sự thực hành hòa nhập và lợi lạc cho xã hội, đưa xã hội tiến bộ, của người thực hành đạo Bồ-tát.
30 Tháng Sáu 2014(Xem: 5262)
Xung đột và chiến tranh luôn hiện hữu trong lịch sử tồn sinh của nhân loại, và gần như nó không hề giảm thiểu nếu không muốn nói là ngày càng tăng thêm trong bối cảnh thế giới hiện nay. Chắc chắn một điều là nước nào có đầy đủ sức mạnh, toàn diện về các phương diện vật chất và tinh thần thì sẽ vững vàng, an ổn hơn trong các đối trọng giữa tương quan khu vực và toàn cầu.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 11894)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building,
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 5896)
Tôi bắt đầu những ý tưởng về kinh doanh với tâm nguyện phụng sự xã hội. Điều đó cũng không nằm ngoài những lợi ích của cá nhân và gia đình mình. Nhiệt huyết dấn thân và khát khao làm giàu được thể hiện với những lộ trình và kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn. Tôi còn vạch ra hẳn những bước đi trong cuộc đời mình bằng những mục tiêu cụ thể.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 5578)
Trong thời điểm mà cả con dân Việt Nam đang nằm trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng, sự khôn khéo lựa chọn trong đấu tranh, chính là yếu tố quan trọng để khỏi đưa đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, tàn khốc, và nhận lấy hậu quả bởi sự thiếu đoàn kết, tan rã. Chúng ta hãy suy nghiệm lại những bài học của tiền nhân, những người đã dày công giành lấy, gìn giữ một đất nước Việt Nam có mặt trên bản đồ thế giới hiện nay, để hành động.