Đạo Phật Để Tiếp Cận

08 Tháng Chín 201300:00(Xem: 8919)

ĐẠO PHẬT ĐỂ TIẾP CẬN 
Trần Khải

koyasan-cafe_02Khuynh hướng thế tục hóa ngày càng mạnh trong xã hội hiện nay. Ngay cả như ở Nhật Bản, nơi đại đa số dân chúng theo Phật Giáo và cũng là nơi Thiền Tông đã trở thành máu thịt của văn hóa Nhật Bản -- để thành trà đạo, võ đạo, kiếm đạo...

Những con số về Phật Giáó tại Nhật Bản không còn chính xác nữa, vì dân chúng Nhật Bản cũng mơ hồ khi tự nhìn về họ. Khi được hỏi, "Bạn có phải Phật tử hay không?" rất nhiều người Nhật sẽ ngẩn ngơ một chút và rồi nói, "Có lẽ thế," hay là, "Vâng, nhiều phần là tôi theo Đạo Phật..."

Do vậy, Nhật Bản hiện có 90 triệu Phật Tử, hay 127 triệu Phật Tử, hay ít hơn nữa?

Một thống kê trên Tự Điển Wikipedia phần Anh văn cho biết, có khoảng 90 triệu dân tại Nhật tự nhận rằng họ là một người tu học theo Phật Giáo, hay là tin Phật -- chiếm 70% dân số.

Nhiều người dân Nhật vừa là Phật tử vừa theo Thần Đạo, một hiện tượng cũng tương tự nhiều ở nhiều nơi tại VN, khi một số Phật Tử cũng nói rằng họ theo Đạo Mẫu, một tín ngưỡng dân gian có nhiều đền cổ tại Miền Bắc và có cách thực hành tín ngưỡng qua việc lên đồng, tiếp cận với chư thiên.

Trong khi đó, Tự Điển Bách Khoa Mở bản Việt ngữ cho thống kê khác về Nhật Bản:

"Theo "Niên giám tôn giáo" của Cục Văn hóa Nhật Bản thì Nhật Bản là một quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới với 127 triệu Phật tử, 250 ngàn tăng ni. Với khoảng 75000 đền chùa và hơn 30000 tượng Phật các loại, đây là con số vô cùng lớn khi đem so sánh với các nước Phật giáo khác. Ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới Horyuji (Pháp Long Tự) và những văn thư kinh điển xưa nhất thế giới đều nằm ở Nhật. Mặc dù vậy đại bộ phận người dân Nhật Bản hiện nay đều không theo một tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể nào, và cũng rất ít người tự xem mình là Phật tử."(hết trích)

Mặt khác, một bài viết trên mạng Buddhanet cho biết có khoảng 80% dân Nhật làm hôn lễ trong đền thờ nghi thức Thần Đạo hay trong nhà thờ nghi thức Thiên Chúa Giáo; và 90% làm tang lễ trong một ngôi chùa Phật Giáo. Nghĩa là Thần Đạo, một tôn giáo xưa cổ gắn liền với nhiều huyền thoại của dân Nhật Bản, cũng y hệt như Đạo Mẫu (còn thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, có nơi thờ Mẹ Thánh Gióng, có nơi thờ Tứ vị Thánh nương...) là đạo của đời sống của dân Nhật, và Phật Giáo là nơi để dân Nhật tìm về khi bước qua thế giới bên kia.

Trong hoàn cảnh đó, Phật Giáo đang gặp cơ nguy tách lìa với đời sống của dân Nhật.

Nhật báo Japan Daily Press hôm 2-9-2013 đã ghi nhận về nỗ lực mới của các vị sư Nhật Bản để đưa đạọ gắn liền với đời. Bản tin tựa đề "Các quán cà phê mang Phật Giáo tới với cư dân thành thị Nhật Bản."

Báo Wall Street Journal cũng tường thuật qua bản tin ngày 2-9-2013, tựa đề là "Quán Cà phê Nối Kết Các Sư với Dân Thành Thị."

Hai bản tin tường thuật hơi khác nhau, theo cách nhìn của hai phóng viên. Nhưng cùng nói lên một sự thật là các sư đang phải tiếp cận tới dân thành thị, chứ không chỉ ngồi trong chùa mà chờ Phật Tử tới lễ Phật.

Tông phái Phật Giáo xưa cổ nhất Nhật Bản – Shingon, thường được dịch là Chân Ngôn Tông – trong nỗ lực đưa đạọ vào đời đã mở một tiệm cà phê ngay trung tâm Tokyo.

Quán cà phê có tên Koyasan Café – tức là Tiệm Cà Phê Không Dã Sơn, nếu dịch ra Việt ngữ, lấy theo tên một ngọn núi trước giờ tông pháí này đặt làm tổ đình ở tỉnh Wakayama.

Quán Koyasan Café đặt ở tầng lầu thứ 7 của tòa cao ốc Shin-Marunouchi Building, đối diện với ga xe lửa Tokyo Station, sẽ mở ra hoạt động trong 10 ngày thôi. Quán đã khánh thành ngày Thứ Sáu 30-8-2013.

Đây là mùa hè thứ 8 của quán này ở Tokyo, được đồng bảo trợ bởi công ty xe lửa Nankai Electric Railway. Trong khi quán cà phê này mở cửa, khách có thể ngồi ăn các món chay do nhà bếp của quán nấu, rồi uống trà, lắng nghe tụng kinh, nói chuyện với các nhà sư và tập chép kinh -- tức là, lấy bút giấy để chép lại Kinh Phật, một việc được tin là mang nhiều công đức.

Nhà sư Kunihiko Yabu, cũng là giám đốc quan hệ cộng đồng của Koyasan, nói rằng trong mấy năm qua, "chúng tôi có nhiều khách thăm -- nhiều thiếu nữ trong tuổi 20s và 30s."

Hironobu Watanabe, người phụ trách kế hoạch kinh doanh ở chi nhánh Tokyo của hãng xe lửa Nankai, nói rằng quán này thu hút từ 7,000 tới 8,000 người mỗi đợt mở cửa trong hai mùa hè qua.

Một số nhà quan sát nói rằng khuynh hướng gần đây là các thiếu nữ Nhật Bản ưa chuộng Phật Giáo, có lẽ hơn một thế hệ trước họ. Nhà sư Yabu nói, điều quan trọng là các cô tiếp cận với Phật Giáo, vì "trước giờ Phật Giáo bị ngộ nhận là đạọ của tang lễ. Nhưng giáo pháp thực ra là cho người sống, không phảỉ cho người chết. Đó là về cách mà chúng ta có thể sống đời của mình trọn vẹn. Chúng tôi sẽ hạnh phúc khi thấy quán cà phê này là cổng vào đạo cho nhiều người."

Hideo Usui, một chuyên gia tài chánh ở Tokyo chuyên tham vấn cho các hội đoàn tôn giáo, nói rằng không chỉ các nhà sư Chân Ngôn Tông về thành thị, mở quán cà phê để gặp Phật Tử, mà ngày càng có nhiều nhà sư Phật Giaó các tông phái khác cũng mở quán cà phê và cả quán rượu trong khi tìm cách tiếp cận cộng đồng, "Đó là một khuynh hướng lặng lẽ từ 10 tới 15 năm qua."

Sau Thế Chiến 2, đời sống dân Nhật biến đổi gay gắt, nhiều người ngưng cúng dường cho các vị sư, trong khi người khác cúng giảm bớt, theo lời Usui.

Nhiều ngôi chùa vắng Phật Tử hơn và do vậy, các vị sư lúng túng với tình hình tài chánh – và họ phải nghĩ cách tiếp cận Phật Tử.

Trông người, nên nghĩ tới ta. Nhật Bản và Việt Nam có nền văn hóa gần nhau, và trong khi xã hội Việt Nam biến đổi theo những tốc độ kinh tế, cách tiếp cận của Phật Giáo cũng cần được biến đổi.

Dĩ nhiên, có thể sẽ không cần mở quán cà phê... nhưng hẳn là, không thể cứ mãi như xưa nữa được.

 

Phần tô mầu là của người post lên mạng.








Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7925)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10375)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7361)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9335)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 7976)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6595)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5552)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14823)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8497)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6823)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.