Đạo Phật Để Tiếp Cận

08 Tháng Chín 201300:00(Xem: 8940)

ĐẠO PHẬT ĐỂ TIẾP CẬN 
Trần Khải

koyasan-cafe_02Khuynh hướng thế tục hóa ngày càng mạnh trong xã hội hiện nay. Ngay cả như ở Nhật Bản, nơi đại đa số dân chúng theo Phật Giáo và cũng là nơi Thiền Tông đã trở thành máu thịt của văn hóa Nhật Bản -- để thành trà đạo, võ đạo, kiếm đạo...

Những con số về Phật Giáó tại Nhật Bản không còn chính xác nữa, vì dân chúng Nhật Bản cũng mơ hồ khi tự nhìn về họ. Khi được hỏi, "Bạn có phải Phật tử hay không?" rất nhiều người Nhật sẽ ngẩn ngơ một chút và rồi nói, "Có lẽ thế," hay là, "Vâng, nhiều phần là tôi theo Đạo Phật..."

Do vậy, Nhật Bản hiện có 90 triệu Phật Tử, hay 127 triệu Phật Tử, hay ít hơn nữa?

Một thống kê trên Tự Điển Wikipedia phần Anh văn cho biết, có khoảng 90 triệu dân tại Nhật tự nhận rằng họ là một người tu học theo Phật Giáo, hay là tin Phật -- chiếm 70% dân số.

Nhiều người dân Nhật vừa là Phật tử vừa theo Thần Đạo, một hiện tượng cũng tương tự nhiều ở nhiều nơi tại VN, khi một số Phật Tử cũng nói rằng họ theo Đạo Mẫu, một tín ngưỡng dân gian có nhiều đền cổ tại Miền Bắc và có cách thực hành tín ngưỡng qua việc lên đồng, tiếp cận với chư thiên.

Trong khi đó, Tự Điển Bách Khoa Mở bản Việt ngữ cho thống kê khác về Nhật Bản:

"Theo "Niên giám tôn giáo" của Cục Văn hóa Nhật Bản thì Nhật Bản là một quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới với 127 triệu Phật tử, 250 ngàn tăng ni. Với khoảng 75000 đền chùa và hơn 30000 tượng Phật các loại, đây là con số vô cùng lớn khi đem so sánh với các nước Phật giáo khác. Ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới Horyuji (Pháp Long Tự) và những văn thư kinh điển xưa nhất thế giới đều nằm ở Nhật. Mặc dù vậy đại bộ phận người dân Nhật Bản hiện nay đều không theo một tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể nào, và cũng rất ít người tự xem mình là Phật tử."(hết trích)

Mặt khác, một bài viết trên mạng Buddhanet cho biết có khoảng 80% dân Nhật làm hôn lễ trong đền thờ nghi thức Thần Đạo hay trong nhà thờ nghi thức Thiên Chúa Giáo; và 90% làm tang lễ trong một ngôi chùa Phật Giáo. Nghĩa là Thần Đạo, một tôn giáo xưa cổ gắn liền với nhiều huyền thoại của dân Nhật Bản, cũng y hệt như Đạo Mẫu (còn thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, có nơi thờ Mẹ Thánh Gióng, có nơi thờ Tứ vị Thánh nương...) là đạo của đời sống của dân Nhật, và Phật Giáo là nơi để dân Nhật tìm về khi bước qua thế giới bên kia.

Trong hoàn cảnh đó, Phật Giáo đang gặp cơ nguy tách lìa với đời sống của dân Nhật.

Nhật báo Japan Daily Press hôm 2-9-2013 đã ghi nhận về nỗ lực mới của các vị sư Nhật Bản để đưa đạọ gắn liền với đời. Bản tin tựa đề "Các quán cà phê mang Phật Giáo tới với cư dân thành thị Nhật Bản."

Báo Wall Street Journal cũng tường thuật qua bản tin ngày 2-9-2013, tựa đề là "Quán Cà phê Nối Kết Các Sư với Dân Thành Thị."

Hai bản tin tường thuật hơi khác nhau, theo cách nhìn của hai phóng viên. Nhưng cùng nói lên một sự thật là các sư đang phải tiếp cận tới dân thành thị, chứ không chỉ ngồi trong chùa mà chờ Phật Tử tới lễ Phật.

Tông phái Phật Giáo xưa cổ nhất Nhật Bản – Shingon, thường được dịch là Chân Ngôn Tông – trong nỗ lực đưa đạọ vào đời đã mở một tiệm cà phê ngay trung tâm Tokyo.

Quán cà phê có tên Koyasan Café – tức là Tiệm Cà Phê Không Dã Sơn, nếu dịch ra Việt ngữ, lấy theo tên một ngọn núi trước giờ tông pháí này đặt làm tổ đình ở tỉnh Wakayama.

Quán Koyasan Café đặt ở tầng lầu thứ 7 của tòa cao ốc Shin-Marunouchi Building, đối diện với ga xe lửa Tokyo Station, sẽ mở ra hoạt động trong 10 ngày thôi. Quán đã khánh thành ngày Thứ Sáu 30-8-2013.

Đây là mùa hè thứ 8 của quán này ở Tokyo, được đồng bảo trợ bởi công ty xe lửa Nankai Electric Railway. Trong khi quán cà phê này mở cửa, khách có thể ngồi ăn các món chay do nhà bếp của quán nấu, rồi uống trà, lắng nghe tụng kinh, nói chuyện với các nhà sư và tập chép kinh -- tức là, lấy bút giấy để chép lại Kinh Phật, một việc được tin là mang nhiều công đức.

Nhà sư Kunihiko Yabu, cũng là giám đốc quan hệ cộng đồng của Koyasan, nói rằng trong mấy năm qua, "chúng tôi có nhiều khách thăm -- nhiều thiếu nữ trong tuổi 20s và 30s."

Hironobu Watanabe, người phụ trách kế hoạch kinh doanh ở chi nhánh Tokyo của hãng xe lửa Nankai, nói rằng quán này thu hút từ 7,000 tới 8,000 người mỗi đợt mở cửa trong hai mùa hè qua.

Một số nhà quan sát nói rằng khuynh hướng gần đây là các thiếu nữ Nhật Bản ưa chuộng Phật Giáo, có lẽ hơn một thế hệ trước họ. Nhà sư Yabu nói, điều quan trọng là các cô tiếp cận với Phật Giáo, vì "trước giờ Phật Giáo bị ngộ nhận là đạọ của tang lễ. Nhưng giáo pháp thực ra là cho người sống, không phảỉ cho người chết. Đó là về cách mà chúng ta có thể sống đời của mình trọn vẹn. Chúng tôi sẽ hạnh phúc khi thấy quán cà phê này là cổng vào đạo cho nhiều người."

Hideo Usui, một chuyên gia tài chánh ở Tokyo chuyên tham vấn cho các hội đoàn tôn giáo, nói rằng không chỉ các nhà sư Chân Ngôn Tông về thành thị, mở quán cà phê để gặp Phật Tử, mà ngày càng có nhiều nhà sư Phật Giaó các tông phái khác cũng mở quán cà phê và cả quán rượu trong khi tìm cách tiếp cận cộng đồng, "Đó là một khuynh hướng lặng lẽ từ 10 tới 15 năm qua."

Sau Thế Chiến 2, đời sống dân Nhật biến đổi gay gắt, nhiều người ngưng cúng dường cho các vị sư, trong khi người khác cúng giảm bớt, theo lời Usui.

Nhiều ngôi chùa vắng Phật Tử hơn và do vậy, các vị sư lúng túng với tình hình tài chánh – và họ phải nghĩ cách tiếp cận Phật Tử.

Trông người, nên nghĩ tới ta. Nhật Bản và Việt Nam có nền văn hóa gần nhau, và trong khi xã hội Việt Nam biến đổi theo những tốc độ kinh tế, cách tiếp cận của Phật Giáo cũng cần được biến đổi.

Dĩ nhiên, có thể sẽ không cần mở quán cà phê... nhưng hẳn là, không thể cứ mãi như xưa nữa được.

 

Phần tô mầu là của người post lên mạng.








Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Năm 2015(Xem: 6427)
Lãnh đạo với chánh niệm - Một cuôc nghiên cứu có tính hiện tượng về các vị sư Việt Nam tại Hoa Kỳ về vai trò lãnh đạo tâm linh và đóng góp của họ cho xã hội
15 Tháng Năm 2015(Xem: 7025)
Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại. Người thuyết pháp không những là các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni mà còn có cả hàng cư sĩ nữa. Bên cạnh đó, nhờ vào phương tiện truyền thông hiện đại, những buổi giảng pháp của các pháp sư được ghi âm, thu hình và phát hành khắp nơi
29 Tháng Ba 2015(Xem: 6408)
Hơn 2.500 năm trước cho đến ngày nay, lịch sử hoằng truyền của Phật giáo thực sự chính là một bộ giáo dục sử quảng bác uyên thâm. Hết thảy thế gian này không chỗ nào không gói gọn trong phạm trù giáo dục của Đức Phật.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6832)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 6385)
Ngày rằm tháng giêng đã trở thành một ngày hội lễ của dân tộc, chính câu tục ngữ này “ Lễ Phật quanh năm không bằng đi rằm tháng giêng”đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngày rằm đầu năm trở thành ngày lễ hội lớn.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 5673)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 7244)
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6025)
Phật giáo là một tôn giáo, điều đó không thể phủ nhận. Nhưng Phật pháp không phải là giáo điều, những nguyên tắc cứng nhắc, mà là một lối sống để những ai thực hành sẽ kiến tạo được sự an lạc, hạnh phúc cho tự thân, cho gia đình, cộng đồng xã hội một cách thiết thực, bây giờ và ở đây.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8206)
Thái Lan là một nước có 95% dân số theo Phật giáo, điều đó có lẽ rất nhiều người biết. Pháp tu chính và truyền thống nơi đây là thiền Minh Sát Tuệ (thiền Tuệ, thiền Quán, thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền Vipassana) có lẽ cũng nhiều người biết. Nhưng địa điểm thuận lợi để người Việt có thể đến tu tập