Tác Động Của Cải Đạo Bắt Buộc Trên Hòa Đồng Tôn Giáo: Bài Học Kinh Nghiệm Từ Sri Lanka

13 Tháng Năm 201400:00(Xem: 10377)

vesak_2014_banner_final

TÁC ĐỘNG CỦA CẢI ĐẠO BẮT BUỘC TRÊN HOÀ ĐỒNG TÔN GIÁO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SRI LANKA
Đại Đức Tiến sĩ Pinnawala Sangasumana*
Trần tiễn Khanh dịch

 GIỚI THIỆU

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) nằm trong kế hoạch sâu rộng để cải thiện đời sống con người, được đưa ra bởi các quốc gia trên thế giới vào năm 2000 tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (LHQ). MDG bao gồm 8 mục tiêu, 21 chỉ tiêu và 60 chỉ số. Mục tiêu chính của MDG là sử dụng các cam kết trong khuôn khổ hoà hợp nguyên tắc phát triển bền vững thông qua xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, y tế, bình đẳng giới, quan hệ đối tác toàn cầu và nhiều hơn nữa. Tất cả các mục tiêu phải đạt được vào năm 2015. Theo Kofi Annan, Cựu Tổng thư Ký của Liên Hiệp Quốc, mục tiêu thiên niên kỷ là một tập hợp các mục tiêu đơn giản nhưng mạnh mẽ, mà với nhau, chúng tạo nên kế hoạch chi tiết đã được cả thế giới đồng ý để xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Mục tiêu này đã được chấp nhận bởi các nhà tài trợ, các nước đang phát triển, các xã hội dân sự cũng như các tổ chức phát triển lớn. Lãnh đạo tôn giáo và học giả của tất cả tôn giáo cũng có vai trò quan trọng. Vận động của họ có thể ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị cũng như người dân bình thường. Những lời dạy và hướng dẫn của họ có thể truyền cảm hứng cho mọi người để đạt một mức mới về trách nhiệm, cam kết và dịch vụ công cộng. Bằng ví dụ, họ có thể thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo, làm cầu nối của sự thiếu hiểu biết và sự hiểu lầm.

Một trong những lập luận cơ bản của bài viết này là không có hòa bình và hòa hợp giữa các tôn giáo trên thế giới. Mục tiêu thiên niên kỷ chỉ là những mục tiêu khó nắm bắt mãi mãi. Mặc dù tất cả các tôn giáo mong muốn hòa bình, nhưng thực tế nhiều trường hợp, nhiều tín đồ, nguồn lực, và các tổ chức có liên quan đến cuộc xung đột và bạo lực. Keown (2009) cho rằng các tôn giáo luôn luôn có nhiều điều để nói về hòa bình trong giáo lý của họ, sự quan tâm hiện đại trong kiến tạo hòa bình tôn giáo như một đề tài nghiên cứu độc lập và thực hành được phát sinh từ sự phát triển lịch sử. Những cuộc chiến tranh đã xảy ra dưới dạng đối đầu giữa các quốc gia hoặc các khối chính trị nắm giữ ý thức hệ xung đột nhau, kéo dài trong nhiều năm hoặc đôi khi nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, điều thú vị là mặc dù tôn giáo thường bị buộc tội là nguyên nhân của chiến tranh, nhưng hầu hết các cuộc xung đột hiện đại có quy mô lớn lại ít liên quan đến tôn giáo. Các ý thức hệ khác, thế tục-chẳng hạn như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản- thường là thủ phạm, giữa chúng có thể gây nhiều thương vong hơn tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử kết hợp lại. Tuy nhiên, gần đây hơn, mô hình đã thay đổi, các xung đột hiện nay chúng ta nhìn thấy trong thế giới xung quanh có nhiều ảnh hưởng hơn của tôn giáo so với trước đây. Điều này do bản chất của chiến tranh cũng đã thay đổi, và chúng ta có xu hướng không nên xem nhiều cuộc chiến tranh xảy ra giữa các quốc gia như tranh chấp khu vực giữa các phe phái chống đối được xác định bằng văn hóa của họ, cá tính khu vực, nguồn gốc dân tộc, hoặc niềm tin tôn giáo. Lời giải thích này phải nhấn mạnh rằng tôn giáo là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng hòa bình, một loại chỉ đường cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới. Điều này được chứng minh bởi nhiều nhà nghiên cứu khác trong việc trình bày kinh nghiệm cá nhân qua những tác phẩm của họ (Sangasumana (2009 & 2011), Khemananda (2011), Marshell (2012). Mặt khác, có một khoảng không lớn trong sự quan tâm nghiên cứu quá trình kiến tạo hòa bình thực tế với phương pháp tiếp cận tôn giáo. Khoảng cách này được xác định bởi Dion Peoples (2010) trong bài viết của ông Vai trò của chúng ta là những nhà giáo dục Phật giáo trong việc phục hồi toàn cầu bằng cách xem xét các bài tham luận được xuất bản trong hội nghị UNDV vài năm qua. Do đó, vai trò của tôn giáo trong việc phục hồi toàn cầu cần phải được nghiên cứu hơn nữa thông qua các bằng chứng thực nghiệm thay vì thiên về khái niệm hoặc theo định hướng nguồn chính. Trong bối cảnh này, bài này cố gắng tìm quy mô một trong những gốc rễ tôn giáo của bất hòa xã hội đang xảy ra giữa các cộng đồng khác nhau.


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: PDFpdf_icon

Tác động của cải đạo bắt buộc trên hòa đồng tôn giáo:
Bài học kinh nghiệm từ Sri Lanka.

Đại đức Tiến sỹ Pinnawala Sangasumana
Trần Tiễn Khanh dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5813)
02 Tháng Tư 2016(Xem: 5274)
Cầu cơ đa phần là linh quỉ giả mạo tiên, Phật, thần, thánh. Con quỷ nào kém cỏi sẽ không có sức thần thông ấy. Quỷ nào khá hơn sẽ biết được tâm người. Vì thế nó có thể mượn đến tri thức và sự thông minh của con người. Ông Kỳ Văn Đạt bảo: “Cầu cơ đa phần là linh quỷ giả vờ. tôi và anh là Thản Nhiên[1] hầu cơ bút. Tôi làm được thơ nhưng viết chữ xấu. Khi tôi hầu cơ thì từ mẫn tiệp, chữ viết nguyệch ngoặc. Thản Nhiên hầu cơ thì từ tầm thường, chữ viết ngay ngắn, cứng cỏi. Quỷ giả mạo cổ nhân, hỏi đến những điều bí hiểm sâu kín trong những tác phẩm của cổ nhân, bèn bảo niên đại quá lâu, không còn nhớ được. Do vậy biết không phải thật”.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5239)
Mỗi năm đến hẹn lại lên, sau tết Nguyên đán là vào mùa lễ hội từ Bắc vô Nam kéo dài đến hết mùa Xuân: Tháng giêng ăn tết ở nhà, Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè. Năm nay, theo phản ánh của giới truyền thông báo chí thì tình trạng chen lấn, tranh giành, cướp giật những cái gọi là “phúc lộc” ở các lễ hội vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
30 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9892)
Tôi lên kế hoạch viết bài này từ rất lâu rồi. Lâu lắm rồi. Nhưng không dám viết. Một phần có lẽ bởi tôi là kẻ hèn nhát, sợ ném đá. Cũng giống như bài “Người tu sỹ xin nhìn lại”, viết ra, đăng lên nhận đá, nhận gạch là chắc ăn. Hơn nữa rất có thể bị hiểu lầm thành người soi mói, nói cái xấu của người, phóng dật,... Tuy nhiên hôm nay, 31 tháng 12 là ngày cuối cùng của năm 2015, tôi vẫn quyết định viết ra.