Tác Động Của Cải Đạo Bắt Buộc Trên Hòa Đồng Tôn Giáo: Bài Học Kinh Nghiệm Từ Sri Lanka

13 Tháng Năm 201400:00(Xem: 10379)

vesak_2014_banner_final

TÁC ĐỘNG CỦA CẢI ĐẠO BẮT BUỘC TRÊN HOÀ ĐỒNG TÔN GIÁO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SRI LANKA
Đại Đức Tiến sĩ Pinnawala Sangasumana*
Trần tiễn Khanh dịch

 GIỚI THIỆU

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) nằm trong kế hoạch sâu rộng để cải thiện đời sống con người, được đưa ra bởi các quốc gia trên thế giới vào năm 2000 tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (LHQ). MDG bao gồm 8 mục tiêu, 21 chỉ tiêu và 60 chỉ số. Mục tiêu chính của MDG là sử dụng các cam kết trong khuôn khổ hoà hợp nguyên tắc phát triển bền vững thông qua xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, y tế, bình đẳng giới, quan hệ đối tác toàn cầu và nhiều hơn nữa. Tất cả các mục tiêu phải đạt được vào năm 2015. Theo Kofi Annan, Cựu Tổng thư Ký của Liên Hiệp Quốc, mục tiêu thiên niên kỷ là một tập hợp các mục tiêu đơn giản nhưng mạnh mẽ, mà với nhau, chúng tạo nên kế hoạch chi tiết đã được cả thế giới đồng ý để xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Mục tiêu này đã được chấp nhận bởi các nhà tài trợ, các nước đang phát triển, các xã hội dân sự cũng như các tổ chức phát triển lớn. Lãnh đạo tôn giáo và học giả của tất cả tôn giáo cũng có vai trò quan trọng. Vận động của họ có thể ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị cũng như người dân bình thường. Những lời dạy và hướng dẫn của họ có thể truyền cảm hứng cho mọi người để đạt một mức mới về trách nhiệm, cam kết và dịch vụ công cộng. Bằng ví dụ, họ có thể thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo, làm cầu nối của sự thiếu hiểu biết và sự hiểu lầm.

Một trong những lập luận cơ bản của bài viết này là không có hòa bình và hòa hợp giữa các tôn giáo trên thế giới. Mục tiêu thiên niên kỷ chỉ là những mục tiêu khó nắm bắt mãi mãi. Mặc dù tất cả các tôn giáo mong muốn hòa bình, nhưng thực tế nhiều trường hợp, nhiều tín đồ, nguồn lực, và các tổ chức có liên quan đến cuộc xung đột và bạo lực. Keown (2009) cho rằng các tôn giáo luôn luôn có nhiều điều để nói về hòa bình trong giáo lý của họ, sự quan tâm hiện đại trong kiến tạo hòa bình tôn giáo như một đề tài nghiên cứu độc lập và thực hành được phát sinh từ sự phát triển lịch sử. Những cuộc chiến tranh đã xảy ra dưới dạng đối đầu giữa các quốc gia hoặc các khối chính trị nắm giữ ý thức hệ xung đột nhau, kéo dài trong nhiều năm hoặc đôi khi nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, điều thú vị là mặc dù tôn giáo thường bị buộc tội là nguyên nhân của chiến tranh, nhưng hầu hết các cuộc xung đột hiện đại có quy mô lớn lại ít liên quan đến tôn giáo. Các ý thức hệ khác, thế tục-chẳng hạn như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản- thường là thủ phạm, giữa chúng có thể gây nhiều thương vong hơn tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử kết hợp lại. Tuy nhiên, gần đây hơn, mô hình đã thay đổi, các xung đột hiện nay chúng ta nhìn thấy trong thế giới xung quanh có nhiều ảnh hưởng hơn của tôn giáo so với trước đây. Điều này do bản chất của chiến tranh cũng đã thay đổi, và chúng ta có xu hướng không nên xem nhiều cuộc chiến tranh xảy ra giữa các quốc gia như tranh chấp khu vực giữa các phe phái chống đối được xác định bằng văn hóa của họ, cá tính khu vực, nguồn gốc dân tộc, hoặc niềm tin tôn giáo. Lời giải thích này phải nhấn mạnh rằng tôn giáo là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng hòa bình, một loại chỉ đường cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới. Điều này được chứng minh bởi nhiều nhà nghiên cứu khác trong việc trình bày kinh nghiệm cá nhân qua những tác phẩm của họ (Sangasumana (2009 & 2011), Khemananda (2011), Marshell (2012). Mặt khác, có một khoảng không lớn trong sự quan tâm nghiên cứu quá trình kiến tạo hòa bình thực tế với phương pháp tiếp cận tôn giáo. Khoảng cách này được xác định bởi Dion Peoples (2010) trong bài viết của ông Vai trò của chúng ta là những nhà giáo dục Phật giáo trong việc phục hồi toàn cầu bằng cách xem xét các bài tham luận được xuất bản trong hội nghị UNDV vài năm qua. Do đó, vai trò của tôn giáo trong việc phục hồi toàn cầu cần phải được nghiên cứu hơn nữa thông qua các bằng chứng thực nghiệm thay vì thiên về khái niệm hoặc theo định hướng nguồn chính. Trong bối cảnh này, bài này cố gắng tìm quy mô một trong những gốc rễ tôn giáo của bất hòa xã hội đang xảy ra giữa các cộng đồng khác nhau.


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: PDFpdf_icon

Tác động của cải đạo bắt buộc trên hòa đồng tôn giáo:
Bài học kinh nghiệm từ Sri Lanka.

Đại đức Tiến sỹ Pinnawala Sangasumana
Trần Tiễn Khanh dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11647)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11960)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6197)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5111)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8089)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22784)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29385)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9209)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8448)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7814)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?