Tác Động Của Cải Đạo Bắt Buộc Trên Hòa Đồng Tôn Giáo: Bài Học Kinh Nghiệm Từ Sri Lanka

13 Tháng Năm 201400:00(Xem: 10362)

vesak_2014_banner_final

TÁC ĐỘNG CỦA CẢI ĐẠO BẮT BUỘC TRÊN HOÀ ĐỒNG TÔN GIÁO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SRI LANKA
Đại Đức Tiến sĩ Pinnawala Sangasumana*
Trần tiễn Khanh dịch

 GIỚI THIỆU

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) nằm trong kế hoạch sâu rộng để cải thiện đời sống con người, được đưa ra bởi các quốc gia trên thế giới vào năm 2000 tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (LHQ). MDG bao gồm 8 mục tiêu, 21 chỉ tiêu và 60 chỉ số. Mục tiêu chính của MDG là sử dụng các cam kết trong khuôn khổ hoà hợp nguyên tắc phát triển bền vững thông qua xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, y tế, bình đẳng giới, quan hệ đối tác toàn cầu và nhiều hơn nữa. Tất cả các mục tiêu phải đạt được vào năm 2015. Theo Kofi Annan, Cựu Tổng thư Ký của Liên Hiệp Quốc, mục tiêu thiên niên kỷ là một tập hợp các mục tiêu đơn giản nhưng mạnh mẽ, mà với nhau, chúng tạo nên kế hoạch chi tiết đã được cả thế giới đồng ý để xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Mục tiêu này đã được chấp nhận bởi các nhà tài trợ, các nước đang phát triển, các xã hội dân sự cũng như các tổ chức phát triển lớn. Lãnh đạo tôn giáo và học giả của tất cả tôn giáo cũng có vai trò quan trọng. Vận động của họ có thể ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị cũng như người dân bình thường. Những lời dạy và hướng dẫn của họ có thể truyền cảm hứng cho mọi người để đạt một mức mới về trách nhiệm, cam kết và dịch vụ công cộng. Bằng ví dụ, họ có thể thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo, làm cầu nối của sự thiếu hiểu biết và sự hiểu lầm.

Một trong những lập luận cơ bản của bài viết này là không có hòa bình và hòa hợp giữa các tôn giáo trên thế giới. Mục tiêu thiên niên kỷ chỉ là những mục tiêu khó nắm bắt mãi mãi. Mặc dù tất cả các tôn giáo mong muốn hòa bình, nhưng thực tế nhiều trường hợp, nhiều tín đồ, nguồn lực, và các tổ chức có liên quan đến cuộc xung đột và bạo lực. Keown (2009) cho rằng các tôn giáo luôn luôn có nhiều điều để nói về hòa bình trong giáo lý của họ, sự quan tâm hiện đại trong kiến tạo hòa bình tôn giáo như một đề tài nghiên cứu độc lập và thực hành được phát sinh từ sự phát triển lịch sử. Những cuộc chiến tranh đã xảy ra dưới dạng đối đầu giữa các quốc gia hoặc các khối chính trị nắm giữ ý thức hệ xung đột nhau, kéo dài trong nhiều năm hoặc đôi khi nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, điều thú vị là mặc dù tôn giáo thường bị buộc tội là nguyên nhân của chiến tranh, nhưng hầu hết các cuộc xung đột hiện đại có quy mô lớn lại ít liên quan đến tôn giáo. Các ý thức hệ khác, thế tục-chẳng hạn như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản- thường là thủ phạm, giữa chúng có thể gây nhiều thương vong hơn tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử kết hợp lại. Tuy nhiên, gần đây hơn, mô hình đã thay đổi, các xung đột hiện nay chúng ta nhìn thấy trong thế giới xung quanh có nhiều ảnh hưởng hơn của tôn giáo so với trước đây. Điều này do bản chất của chiến tranh cũng đã thay đổi, và chúng ta có xu hướng không nên xem nhiều cuộc chiến tranh xảy ra giữa các quốc gia như tranh chấp khu vực giữa các phe phái chống đối được xác định bằng văn hóa của họ, cá tính khu vực, nguồn gốc dân tộc, hoặc niềm tin tôn giáo. Lời giải thích này phải nhấn mạnh rằng tôn giáo là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng hòa bình, một loại chỉ đường cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới. Điều này được chứng minh bởi nhiều nhà nghiên cứu khác trong việc trình bày kinh nghiệm cá nhân qua những tác phẩm của họ (Sangasumana (2009 & 2011), Khemananda (2011), Marshell (2012). Mặt khác, có một khoảng không lớn trong sự quan tâm nghiên cứu quá trình kiến tạo hòa bình thực tế với phương pháp tiếp cận tôn giáo. Khoảng cách này được xác định bởi Dion Peoples (2010) trong bài viết của ông Vai trò của chúng ta là những nhà giáo dục Phật giáo trong việc phục hồi toàn cầu bằng cách xem xét các bài tham luận được xuất bản trong hội nghị UNDV vài năm qua. Do đó, vai trò của tôn giáo trong việc phục hồi toàn cầu cần phải được nghiên cứu hơn nữa thông qua các bằng chứng thực nghiệm thay vì thiên về khái niệm hoặc theo định hướng nguồn chính. Trong bối cảnh này, bài này cố gắng tìm quy mô một trong những gốc rễ tôn giáo của bất hòa xã hội đang xảy ra giữa các cộng đồng khác nhau.


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: PDFpdf_icon

Tác động của cải đạo bắt buộc trên hòa đồng tôn giáo:
Bài học kinh nghiệm từ Sri Lanka.

Đại đức Tiến sỹ Pinnawala Sangasumana
Trần Tiễn Khanh dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 9876)
Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10936)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
09 Tháng Tám 2015(Xem: 6029)
Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7806)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 6036)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh,
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12218)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
24 Tháng Tư 2015(Xem: 13058)
Hòa thượng Giới Đức, theo lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Đuốc Tuệ, đã đến vùng Little Sài Gòn, Quận Cam, miền Nam California thuyết giảng Phật Pháp. Buổi thuyết giảng công cộng đầu tiên đã diễn ra tại hội trường Trung tâm Sangha Center 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA. 92648 vào buổi chiều Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 2015 từ 2 giờ đến 5 giờ.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9422)
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát 1 bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
06 Tháng Tư 2015(Xem: 9298)
Về phương diện giới luật, ngài Nguyên Chiếu (1048-1116), là một trong những vị Tổ của Luật tông, đã cực lực phản đối sự kiện y tía, được thể hiện trong tác phẩm Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký. Theo ngài, việc ban y tía cho Tăng nhân của Võ Tắc Thiên là sự khởi đầu của một hủ tục.