Tác Động Của Cải Đạo Bắt Buộc Trên Hòa Đồng Tôn Giáo: Bài Học Kinh Nghiệm Từ Sri Lanka

13 Tháng Năm 201400:00(Xem: 10390)

vesak_2014_banner_final

TÁC ĐỘNG CỦA CẢI ĐẠO BẮT BUỘC TRÊN HOÀ ĐỒNG TÔN GIÁO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SRI LANKA
Đại Đức Tiến sĩ Pinnawala Sangasumana*
Trần tiễn Khanh dịch

 GIỚI THIỆU

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) nằm trong kế hoạch sâu rộng để cải thiện đời sống con người, được đưa ra bởi các quốc gia trên thế giới vào năm 2000 tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (LHQ). MDG bao gồm 8 mục tiêu, 21 chỉ tiêu và 60 chỉ số. Mục tiêu chính của MDG là sử dụng các cam kết trong khuôn khổ hoà hợp nguyên tắc phát triển bền vững thông qua xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, y tế, bình đẳng giới, quan hệ đối tác toàn cầu và nhiều hơn nữa. Tất cả các mục tiêu phải đạt được vào năm 2015. Theo Kofi Annan, Cựu Tổng thư Ký của Liên Hiệp Quốc, mục tiêu thiên niên kỷ là một tập hợp các mục tiêu đơn giản nhưng mạnh mẽ, mà với nhau, chúng tạo nên kế hoạch chi tiết đã được cả thế giới đồng ý để xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Mục tiêu này đã được chấp nhận bởi các nhà tài trợ, các nước đang phát triển, các xã hội dân sự cũng như các tổ chức phát triển lớn. Lãnh đạo tôn giáo và học giả của tất cả tôn giáo cũng có vai trò quan trọng. Vận động của họ có thể ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị cũng như người dân bình thường. Những lời dạy và hướng dẫn của họ có thể truyền cảm hứng cho mọi người để đạt một mức mới về trách nhiệm, cam kết và dịch vụ công cộng. Bằng ví dụ, họ có thể thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo, làm cầu nối của sự thiếu hiểu biết và sự hiểu lầm.

Một trong những lập luận cơ bản của bài viết này là không có hòa bình và hòa hợp giữa các tôn giáo trên thế giới. Mục tiêu thiên niên kỷ chỉ là những mục tiêu khó nắm bắt mãi mãi. Mặc dù tất cả các tôn giáo mong muốn hòa bình, nhưng thực tế nhiều trường hợp, nhiều tín đồ, nguồn lực, và các tổ chức có liên quan đến cuộc xung đột và bạo lực. Keown (2009) cho rằng các tôn giáo luôn luôn có nhiều điều để nói về hòa bình trong giáo lý của họ, sự quan tâm hiện đại trong kiến tạo hòa bình tôn giáo như một đề tài nghiên cứu độc lập và thực hành được phát sinh từ sự phát triển lịch sử. Những cuộc chiến tranh đã xảy ra dưới dạng đối đầu giữa các quốc gia hoặc các khối chính trị nắm giữ ý thức hệ xung đột nhau, kéo dài trong nhiều năm hoặc đôi khi nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, điều thú vị là mặc dù tôn giáo thường bị buộc tội là nguyên nhân của chiến tranh, nhưng hầu hết các cuộc xung đột hiện đại có quy mô lớn lại ít liên quan đến tôn giáo. Các ý thức hệ khác, thế tục-chẳng hạn như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản- thường là thủ phạm, giữa chúng có thể gây nhiều thương vong hơn tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử kết hợp lại. Tuy nhiên, gần đây hơn, mô hình đã thay đổi, các xung đột hiện nay chúng ta nhìn thấy trong thế giới xung quanh có nhiều ảnh hưởng hơn của tôn giáo so với trước đây. Điều này do bản chất của chiến tranh cũng đã thay đổi, và chúng ta có xu hướng không nên xem nhiều cuộc chiến tranh xảy ra giữa các quốc gia như tranh chấp khu vực giữa các phe phái chống đối được xác định bằng văn hóa của họ, cá tính khu vực, nguồn gốc dân tộc, hoặc niềm tin tôn giáo. Lời giải thích này phải nhấn mạnh rằng tôn giáo là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng hòa bình, một loại chỉ đường cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới. Điều này được chứng minh bởi nhiều nhà nghiên cứu khác trong việc trình bày kinh nghiệm cá nhân qua những tác phẩm của họ (Sangasumana (2009 & 2011), Khemananda (2011), Marshell (2012). Mặt khác, có một khoảng không lớn trong sự quan tâm nghiên cứu quá trình kiến tạo hòa bình thực tế với phương pháp tiếp cận tôn giáo. Khoảng cách này được xác định bởi Dion Peoples (2010) trong bài viết của ông Vai trò của chúng ta là những nhà giáo dục Phật giáo trong việc phục hồi toàn cầu bằng cách xem xét các bài tham luận được xuất bản trong hội nghị UNDV vài năm qua. Do đó, vai trò của tôn giáo trong việc phục hồi toàn cầu cần phải được nghiên cứu hơn nữa thông qua các bằng chứng thực nghiệm thay vì thiên về khái niệm hoặc theo định hướng nguồn chính. Trong bối cảnh này, bài này cố gắng tìm quy mô một trong những gốc rễ tôn giáo của bất hòa xã hội đang xảy ra giữa các cộng đồng khác nhau.


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: PDFpdf_icon

Tác động của cải đạo bắt buộc trên hòa đồng tôn giáo:
Bài học kinh nghiệm từ Sri Lanka.

Đại đức Tiến sỹ Pinnawala Sangasumana
Trần Tiễn Khanh dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5887)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7344)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16891)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6739)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8671)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5545)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4180)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16318)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7583)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 9988)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.