Xuân - chùm thơ luật đường

22 Tháng Giêng 201503:04(Xem: 9661)
tuyentaphuongphapmuaxuan 3
XUÂN - CHÙM THƠ LUẬT ĐƯỜNG
Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Hoa-dao-8Xuân Rừng Thiền

Rừng thiền diện mục thị thường thôi!
Đông khứ, xuân lai, vận tự hồi!
Hang đá, đùn len làn khói núi
Triền non, vun thả đám mây trời
Nắng mưa biến đổi theo mùa tiết
Vui khổ vần xoay đúng nghiệp thời
Hoa nẩy nụ mầm, ươm biếc thắm
Cây vươn cành nhánh, hiến xanh tươi
Bài thơ thuận pháp bày câu chữ
Nét bút duyên tâm mở ý lời
Trí giả, hiền nhân trăm dặm lữ
Hoát nhiên tao ngộ cố hương rồi!

Xuân Tự Trào

Đã tuổi bảy mươi, cộng một hai
Cửa kho cạn vốn, chốt tiêu xài
Óc cùn, tìm chữ đều “qua đát!”
Túi rỗng, mò kim thảy “bái bai!”
Mắt mỏi, chán nhìn, đâu loạn sắc
Chân run, mệt bước, chẳng lầm gai
Biếng lười lui tới, xa hung hiểm
Nhác nhớm nói năng, đỡ hoạ tai
Gậy chống, thẳng lưng, không luỵ gối
Kiếng đeo, rõ bụi, chẳng nhờ ai
Thoáng nghe bóng ngựa rời non vắng
Nhẫm tính trăm năm chẳng ngắn dài!

Xuân Tự Gẫm

Mỗi Tết, mỗi Xuân - Phật tự lòng
Thế nên trăm việc thả ngàn đông
Một bầu trăng gió, màu quê quán
Ba cõi trời mây, sắc lữ bồng
Thế sự, triền non, làn khói nhẹ
Nhân tình, đầu lá, giọt sương trong
Liễu thiền, chẳng bận trò hư, thực
Ngộ đạo, đâu màng chuyện có, không
Duyên tụ, duyên tan đùa đốm mắt
Pháp sinh, pháp diệt cợt trăng sông
Thương ai cuộc mộng còn mê mải
Kẻ nổi, người trôi - bọt giữa dòng!

Xuân Cát Tường

Am không, tiết ấm phún đàn hương
Cây lá xôn xao phụng cúng dường
Vẫy nét thiền thi gom tịnh thuỷ
Mở trang bối diệp ngắm trùng dương
Cảm ai mắt đục, xua mây bụi
Xót kẻ dặm mờ, vẹt khói sương
Xấu ác bẻ mầm, tiêu ghét hận
Tốt lành ươm hạt, nẩy yêu thương
Thênh thang gót tuệ, chơi cao ngạn
Phơi phới hoa tâm, dệt thiện đường
Đời đạo cân phân, vui nhật nguyệt
Người hiền, trang mới, cát tường chương!


Mai Trúc Am – Xuân 2015
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9186)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống / Thấy thực rong bèo / Lá rác cuộn về Đông / Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng / Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng /
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7283)
Cõi thơ Mặc Phương Tử cũng như cõi thơ Phạm Thiên Thư hay cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, từ bao giờ đến bây giờ vẫn trên thể điệu phiêu nhiên, vừa trữ tình chơn chất bình dị, vừa sâu sắc lặng trầm
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9535)
Người ta hay nói về thơ thiền, bàn về thơ thiền; họ đã lý giải rất hay về cái đẹp, về thiên nhiên, về con người, về không thời gian thiền – nhưng “thiền” nằm ở chỗ nào thì thường thiếu sự dẫn chứng cho cụ thể dựa theo câu chữ của văn bản.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 7096)
Đi thôi em, / Giọt sương mai / Ánh dương ló rạng, hình hài sương tan / Đi thôi, / Gió núi mây ngàn, Tụ duyên, mây sẽ ngập tràn mưa sa / Đi thôi, / Vạt nắng hiên nhà / Hong chưa khô áo lụa đà, đêm sang
10 Tháng Mười 2014(Xem: 9442)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là một bậc tài hoa đủ điệu : Làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tông với pháp hiệu Giới Đức. Xuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua nhiều xứ miền Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng… Cuối năm 1974 dừng gót lữ phong trần dưới chân đèo Hải Vân
10 Tháng Mười 2014(Xem: 7324)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót / Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng / Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá / Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không /
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7318)
(Réo gọi, tha thiết) / Ôi! Anh em ơi! / Hãy hát cho nhau nghe / Hãy hát cho yêu thương / Mời biển đông sóng vỗ / Hãy hát cho xanh xao / Gọi nhức đau mầm lá / Hãy hát cho hoang vu / Những cuộc tình hóa gió
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11554)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?