16. Sanh Tử thái nhiên

05 Tháng Ba 201510:04(Xem: 6589)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

SANH TỬ THÁI NHIÊN

生死泰然

Sanh tử là vấn đề mà từ xưa đến nay chúng ta dường như kỵ bàn luận đến. Nhưng với thời đại tiến bộ ngày nay “Sanh tử học”đã trở thành đề tài nghiên cứu sống động. Thật ra vấn đề lớn nhất của nhân gian, một là vấn đề “sanh, hai là vấn đề “tử”.

Sanh sống cần phải có chổ ở, chổ sanh hoạt; đến khi chết cũng cần phải có chỗ đến, chỗ đi. Có người vì sự sanh sống mà khổ sở; lại có người vì sợ chết mà lo ngại, sợ hãi. Phật học chính là sanh tử học. Ví dụ như đức “Quán Thế Âm bồ tát “ cứu khổ cứu nạn” chính là giải quyết vấn đề “sanh” cho mọi loài. Còn Đức Phật A Di Đà” tiếp dẫn vãng sanh” chính là giải quyết vấn đề “tử” cho nhân thế.

 Con người chúng ta chỉ vì do mê mờ giữa âm dương cách thế; nên khi hoán đổi đi một thân thể khác thì không còn biết rõ về tiền sanh, hậu thế của đời mình. Do vậy từ xưa đến nay vấn đề “ tử”đối với con người vẫn là vấn đề mênh mang bàng hoàng, vô tri, và nó trở thành vấn đề khó giải quyết nhất trong thiên hạ.

 Thật ra, con người có sanh, tất phải có tử. Và con người sau khi chết vẫn còn phải tái sanh. Sanh sanh, tử tử; tử tử sanh sanh cứ mãi luân chuyển như chiếc kim đồng hồ xoay chuyển, như dụng cụ hình tròn không có bắt đầu, cũng không có kết thúc. Sanh tử chỉ là một hệ thống tuần hoàn mà thôi. Ví như trồng dưa thì gặt hái được dưa, trồng đậu thì sẽ gặt hái được đậu vậy. Trồng chẳng phải là bắt đầu, mà thu hoạch cũng chẳng phải là kết thúc. Trong sự bắt đầu kia đã có hàm chứa sự kết thúc. Và trong cái kết thúc nọ vốn đã ẩn tàng mầm bắt đầu.

Trong Phật môn, đối trước vấn đề “ sanh ly tử biệt”, các vị cao tăng thạc đức quan niệm rất lạc quan. Họ cho rằng đã có duyên sanh ra trên cảnh giới ta bà này thì nên vui vẻ đón nhận cuộc sống mà vun bồi giáo dưỡng nó, vàø đến khi chết cũng nên vui vẻ thong dong ra đi. Bởi vì sanh mạng này đến đến đi đi, sanh sanh tử tử là một hành trình không có sự dừng nghỉ!

Căn cứ lịch sử để đưa chứng cứ cách nhìn lạc quan, tự tại về ” sanh ly tử biệt” của một số vị thiền sư. Có vị nơi điền viên trồng sen mà thị tịch; có vị tự mình tế bái tổ tiên rồi mỉm cười ra đi; có vị hoan lạc thổi ống tiêu, ống sáo rồi chèo thuyền ra giữa dòng mà nhập diệt. Có vị cửa đông, cửa tây hướng đến tất cả môn đồ pháp quyến truyền trao di huấn rồi an nhiên từ biệt. Các vị thiền sư ấy đã nhìn thấu suốt được “sanh tử thái nhiên”; "Đến là vì chúng sanh mà đến, và đi cũng vì chúng sanh mà đi," cho nên đến đi, các vị đều không có chỗ vấn vương, luyến ái trở ngại; xem nó giống như bộ y phục đã cũ rách, cần phải thay đổi bộ y phục mới. Phòng ốc đã đến kỳ hư hoại cần phải thay đổi nguyên vật liệu để kiến tạo phòng ốc mới; cho đến chiếc xe hơi đã đến thời già cũ đều cần nên đào thải đi,và lựa chọn cái mới hợp thời tốt đẹp hơn, huống chi cái thân thể con người này khi đã đến độ kỳsuy thoái?

Francois Rabelais, vị đại biểu cho “Văn nghệ phục hưng thời đại của nước Pháp nói:”Màn kịch cười đã diễn xong thì phải đến lúc hạ màn thôi”. Ông ta đã có cái nhìn về đời người và sự đổi thay của cuộc thế rất phóng khóang và rất chơn thực. Nhà triết học Jean-Jacques Rousseau, lúc lâm chung an uỉ người vợ:”Này người vợ yêu qúi của ta, đừng nên đau buồn, ngoài kia bầu trời trong sáng chính là chỗ ta đi”. Thật đúng là lời trăn trối tràn đầy chánh kiến của con người lạc quan, sống chết thái nhiên đáng làm mô phạm cho hậu thế.

Chúng ta không nên qúa lo sợ về cái chết; nó chỉ là một hành trình thay đổi kiếp sống mới, giống như một hành trình di dân đưa chúng ta đến một quốc độ mới khác. Vấn đề quan trọng là trong cuộc sống hiện tại chúng ta có tích luỹ tư lương sanh tồn chăng? Nếu có thì khi bạn đổi đến bất cứ một quốc độ nào có gì đáng để sợ hãi, lo lắng không thể sanh hoạt?

Hiện nay xã hội đang sôi động đưa ra đề tài thảo luận:”chết an lạc”. Kỳ thật, “chết an lạc”so vơi “sống đau khổ” vẫn có chỗ tốt đẹp hơn nhiều. Con người sống với sự khoái lạc, đương nhiên sẽ lo sợ sau khi chết thống khổ, nhưng nếu bạn hiểu rõ được “sanh và tử là một” thì có gì đáng để tham sống sợ chết?”

Phật giáo, Tịnh độ tông gọi tử vong là “vãng sanh”, vì đã vãng sanh thì giống như đi xuất ngoại du lịch, hoặc là dọn nhà cũ đến nhà mới. Như vậy, chết chẳng phải sự kiện đáng vui mừng sao? Thế nên chết chỉ là một giai đoạn hoán chuyển mà thôi; nó là sự ký thác cho sự bắt đầu của một thân thể. Do vậy, chết không là vấn đề để chúng ta nặng tâm lo lắng, ghê sợ. Khi đối mặt với tử thần, cần nên thuận theo cái tự nhiên của nó mà thái nhiên tự tại theo chỗ của nó!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6087)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.
21 Tháng Ba 2016(Xem: 6084)
Có một bài học ngoại ngữ đã cũ về có và không có, đại ý rằng: Một ngôi sao màn bạc nổi tiếng, cô ta có rất nhiều tiền, cô ta có nhiều biệt thự với những bể bơi sang trọng, có xe hơi đát tiền, cô ta có tài năng vượt xa những con người bình thường khác , cô ta có sắc đẹp và thân hình tuyệt mỹ tràn đầy sức sống. Chưa hết, cô ta có một người chồng mơ ước với những đứa con đẹp tựa thiên thần, cuộc sống của cô thực sự là một thiên đường. Cô ta có tất cả.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 8567)
ĐĐ.Thích Minh Niệm, tác giả cuốn sách Hiểu về trái tim (NXB Trẻ) dành cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ buổi trò chuyện về lòng biết ơn, việc sống đẹp trong tinh thần báo ơn. Đây như câu chuyện đầu xuân cho những người trẻ, để cùng khơi lên lòng biết ơn, giá trị của gia đình, sự nương tựa tổ ấm (tâm linh và huyết thống) để vượt qua cám dỗ, chông chênh, vấp ngã trên hành trình một năm dài phía trước...
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6560)
Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã có một cuộc gặp gỡ các nhà tư tưởng phương Tây ở Hà Lan để thảo luận về khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH), một khái niệm đối lập với khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc gia (Gross National Product – GNP) – chỉ số về phát triển kinh tế của thế giới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6827)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 8671)
Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7752)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7881)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7693)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?