10. Tầm quan trọng của sự hít thở

03 Tháng Ba 201504:15(Xem: 7589)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ HÍT THỞ
(呼吸的重要)

Trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương" Đức Phật hỏi đệ tử [n]“Sanh mạng con người sống trong bao lâu?" [/b]. Có vị Tỳ Kheo đáp: "Sanh mạng con người sống trong vài năm".Tiếp đó có vị đáp: "Trong một ngày". Cũng có vị trả lời: "Trong một bữa ăn."  Cuối cùng đức Phật đưa ra đúc kết: "sanh mạng của con người nằm trong hơi thở".

 Sanh mạng con người rất là quý giá. Sự quý giá đó được kiến lập trong hơi thở ngắn ngủi, tạm thời. Điều đó đã chứng minh được tầm quan trọng của hơi thở là như thế nào!

 Khi có ánh sáng mặt trời chiếu soi, chúng ta thường không chú trọng đến tầm quan trọng của mặt trời. Khi có dòng nước chảy, chúng ta cũng không biết được một giọt nước có giá trị quý báu như thế nào? Cũng vậy, khi chúng ta còn có thể hít vào thở ra, thường không ai biết nghĩ đến sự hít thở có tầm quan trọng quý giá như thế nào! Con người chúng ta một khi không thể hít vào thở ra được nũa, thì tất cả mọi tiền tài của báu, danh lợi, địa vị, cho đến thân bằng quyến thuộc đối với chúng ta có gì là quan trọng, có gì quý giá?

Khi hơi thở còn hoạt động, thì các cảm quan của chúng ta như mắt có thể nhìn; tai có thể nghe, tay chân có thể cử động làm việc; miệng lưỡi có thể nói chuyện, ăn uống v.v…  Nhưng một khi hơi thở không còn tồn tại nữa, thì tất cả tai, mắt, mũi, lưỡi, thân thể…sẽ không còn công dụng gì nữa! Thế nên sanh mạng con người tồn tại khi hơi thở còn khả năng hoạt động!

Trên cơ thể chúng ta, các bộ phận cảm quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đều có công năng hoạt động riêng của chúng, nhưng hơi thở có thể thay thế các cảm quan triệu tập tất cả công dụng.

Sự hít thở có công năng rất rông lớn và rất linh hoạt. Đôi mắt chỉ dùng để nhìn ngắm mà thôi, nhưng sự hít thở có thể cảm nhận được thật sâu sắc trước những hoàn cảnh khác nhau. Lỗ tai là chỉ dùng để nghe, còn sự hít thở có thể cảm thính được sự khác lạ của nhân tình âm thanh lạnh nhạt hay nồng nhiệt ấm áp. Ngoài ra sự hít thở có thểù thể nghiệm được sự biến hoá của ngoại cảnh, cũng có thể cảm nhận được những nội quán tâm địa. Sự hít thở giúp chúng ta cảm nhận được chính mình đang sống với tâm hồn tự tại, thanh thản, sảng khoái cho nên hơi thở thênh thênh nhẹ nhẹ; Và sự hít thở cũng có lúc cảm nhận được chính mình bị đả kích bởi sức ép vô hạn, cho nên hơi thở hổn hển, ngắn gấp.

Sự hít thở biểu thị cho sanh mạng của chính mình là một cơ cấu hoạt động tứ thông bát đạt. Đồng thời thông qua sự hít thở sâu chậm, ngắn dài mà chúng ta có thể cảm nhận được sự trường đoản của sanh mạng. Ngoài ra, sự hít thở còn có năng lực cảm sát được bầu không khí trong sạch hay ô nhiễm. Do vậy bảo hộ môi trường hô hấp chính là bảo hộ sanh mạng của chính mình.

Hít thở là một trong những pháp môn tu tập thiền định, điều chỉnh sanh mạng, tịnh hoá thân tâm. Từ hơi thở vào, thở ra chúng ta có thể biết được trang thái hoạt động tâm thức của chính mình. Khí tthở thô nặng, thì nhất định là tâm mình không được an tĩnh; Nếu khí thở thông nhuận, thì chắc chắn là tâm mình đang trong trạng thái hài hòa, mềm diệu. Vì vậy trong các thiền viện, không ngừng vận dụng pháp môn quán sổ tức để hướng dẫn các hành giả tu tập.

Chúng ta sanh tồn trên thế gian, trân quý sanh mạng cần phải trân quý hơi thở. Khi hơi thở còn tồn tại, chúng ta cần phải tận tâm tận lực làm tròn trách nhiệm, làm tròn tâm nguyện của mình đối với nhân gian. Nhũng điều gì cần nên phụng hiến cho quốc gia xã hội; phụng hiến cho cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc thì ngay khi hơi thở còn hoạt động, chúng ta hãy mau chóng xử lý cho thỏa đáng. Và khi hơi thở còn khoẻ mạnh, chúng ta không quên mau chóng rộng kết thiện duyên, bởi lẽ thế gian vô thường, tấn tốc không hẹn cùng người.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6085)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.
21 Tháng Ba 2016(Xem: 6081)
Có một bài học ngoại ngữ đã cũ về có và không có, đại ý rằng: Một ngôi sao màn bạc nổi tiếng, cô ta có rất nhiều tiền, cô ta có nhiều biệt thự với những bể bơi sang trọng, có xe hơi đát tiền, cô ta có tài năng vượt xa những con người bình thường khác , cô ta có sắc đẹp và thân hình tuyệt mỹ tràn đầy sức sống. Chưa hết, cô ta có một người chồng mơ ước với những đứa con đẹp tựa thiên thần, cuộc sống của cô thực sự là một thiên đường. Cô ta có tất cả.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 8565)
ĐĐ.Thích Minh Niệm, tác giả cuốn sách Hiểu về trái tim (NXB Trẻ) dành cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ buổi trò chuyện về lòng biết ơn, việc sống đẹp trong tinh thần báo ơn. Đây như câu chuyện đầu xuân cho những người trẻ, để cùng khơi lên lòng biết ơn, giá trị của gia đình, sự nương tựa tổ ấm (tâm linh và huyết thống) để vượt qua cám dỗ, chông chênh, vấp ngã trên hành trình một năm dài phía trước...
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6560)
Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã có một cuộc gặp gỡ các nhà tư tưởng phương Tây ở Hà Lan để thảo luận về khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH), một khái niệm đối lập với khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc gia (Gross National Product – GNP) – chỉ số về phát triển kinh tế của thế giới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6827)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 8669)
Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7751)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7879)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7690)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?