10. Tầm quan trọng của sự hít thở

03 Tháng Ba 201504:15(Xem: 7645)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ HÍT THỞ
(呼吸的重要)

Trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương" Đức Phật hỏi đệ tử [n]“Sanh mạng con người sống trong bao lâu?" [/b]. Có vị Tỳ Kheo đáp: "Sanh mạng con người sống trong vài năm".Tiếp đó có vị đáp: "Trong một ngày". Cũng có vị trả lời: "Trong một bữa ăn."  Cuối cùng đức Phật đưa ra đúc kết: "sanh mạng của con người nằm trong hơi thở".

 Sanh mạng con người rất là quý giá. Sự quý giá đó được kiến lập trong hơi thở ngắn ngủi, tạm thời. Điều đó đã chứng minh được tầm quan trọng của hơi thở là như thế nào!

 Khi có ánh sáng mặt trời chiếu soi, chúng ta thường không chú trọng đến tầm quan trọng của mặt trời. Khi có dòng nước chảy, chúng ta cũng không biết được một giọt nước có giá trị quý báu như thế nào? Cũng vậy, khi chúng ta còn có thể hít vào thở ra, thường không ai biết nghĩ đến sự hít thở có tầm quan trọng quý giá như thế nào! Con người chúng ta một khi không thể hít vào thở ra được nũa, thì tất cả mọi tiền tài của báu, danh lợi, địa vị, cho đến thân bằng quyến thuộc đối với chúng ta có gì là quan trọng, có gì quý giá?

Khi hơi thở còn hoạt động, thì các cảm quan của chúng ta như mắt có thể nhìn; tai có thể nghe, tay chân có thể cử động làm việc; miệng lưỡi có thể nói chuyện, ăn uống v.v…  Nhưng một khi hơi thở không còn tồn tại nữa, thì tất cả tai, mắt, mũi, lưỡi, thân thể…sẽ không còn công dụng gì nữa! Thế nên sanh mạng con người tồn tại khi hơi thở còn khả năng hoạt động!

Trên cơ thể chúng ta, các bộ phận cảm quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đều có công năng hoạt động riêng của chúng, nhưng hơi thở có thể thay thế các cảm quan triệu tập tất cả công dụng.

Sự hít thở có công năng rất rông lớn và rất linh hoạt. Đôi mắt chỉ dùng để nhìn ngắm mà thôi, nhưng sự hít thở có thể cảm nhận được thật sâu sắc trước những hoàn cảnh khác nhau. Lỗ tai là chỉ dùng để nghe, còn sự hít thở có thể cảm thính được sự khác lạ của nhân tình âm thanh lạnh nhạt hay nồng nhiệt ấm áp. Ngoài ra sự hít thở có thểù thể nghiệm được sự biến hoá của ngoại cảnh, cũng có thể cảm nhận được những nội quán tâm địa. Sự hít thở giúp chúng ta cảm nhận được chính mình đang sống với tâm hồn tự tại, thanh thản, sảng khoái cho nên hơi thở thênh thênh nhẹ nhẹ; Và sự hít thở cũng có lúc cảm nhận được chính mình bị đả kích bởi sức ép vô hạn, cho nên hơi thở hổn hển, ngắn gấp.

Sự hít thở biểu thị cho sanh mạng của chính mình là một cơ cấu hoạt động tứ thông bát đạt. Đồng thời thông qua sự hít thở sâu chậm, ngắn dài mà chúng ta có thể cảm nhận được sự trường đoản của sanh mạng. Ngoài ra, sự hít thở còn có năng lực cảm sát được bầu không khí trong sạch hay ô nhiễm. Do vậy bảo hộ môi trường hô hấp chính là bảo hộ sanh mạng của chính mình.

Hít thở là một trong những pháp môn tu tập thiền định, điều chỉnh sanh mạng, tịnh hoá thân tâm. Từ hơi thở vào, thở ra chúng ta có thể biết được trang thái hoạt động tâm thức của chính mình. Khí tthở thô nặng, thì nhất định là tâm mình không được an tĩnh; Nếu khí thở thông nhuận, thì chắc chắn là tâm mình đang trong trạng thái hài hòa, mềm diệu. Vì vậy trong các thiền viện, không ngừng vận dụng pháp môn quán sổ tức để hướng dẫn các hành giả tu tập.

Chúng ta sanh tồn trên thế gian, trân quý sanh mạng cần phải trân quý hơi thở. Khi hơi thở còn tồn tại, chúng ta cần phải tận tâm tận lực làm tròn trách nhiệm, làm tròn tâm nguyện của mình đối với nhân gian. Nhũng điều gì cần nên phụng hiến cho quốc gia xã hội; phụng hiến cho cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc thì ngay khi hơi thở còn hoạt động, chúng ta hãy mau chóng xử lý cho thỏa đáng. Và khi hơi thở còn khoẻ mạnh, chúng ta không quên mau chóng rộng kết thiện duyên, bởi lẽ thế gian vô thường, tấn tốc không hẹn cùng người.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6226)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5819)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6249)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5773)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6081)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7361)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5309)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.