25. Hiếu Thuận Cần Kịp Thời

06 Tháng Ba 201513:53(Xem: 6750)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


HIẾU THUẬN CẦN KỊP THỜI
孝順要及時

 

Có một chú ếch con luôn luôn đối nghịch ý mẹ; khi ếch mẹ bảo nó hướng về phía đông đi thì nó lạiï hướng về phía tây đi. Rồi khi ếch mẹ bảo nó hướng về hướng tây đi thì nó lại khăng khăng hướng về phía đông đi. Thế rồi một ngày nọ ếch mẹ lâm trọng bệnh, biết mình sắp phải từ giã cõi đời. Ếch mẹ mong muốn sau khi chết thân xác mình được chôn trên đất núi, ếch mẹ không muốn nằm nơi đất sình lầy ẩm ướt. Biết ếch con luôn luôn đối nghịch với ý mình, nên ếch mẹ trước khi nhắm mắt lìa đời liền kêu ếch con lại trăn trối:”Sau khi mẹ qua đời, mong con đem xác mẹ chôn bên ven ao hồ. Chú ếch con này ngày thường luôn luôn làm trái nghịch ý mẹ; đột nhiên hôm nay nhìn thấy mẹ qua đời, ếch con đau buồn, lòng ray rứt hối hận.Thương nhớ lời mẹ trăn trối, lòng hiếu thuận sanh khởi, ếch con đem xác mẹ chôn bên ven bờ sông cạnh đó. Ngày ngày khi hoàng hôn buông màn, ếch con lòng hồi hộp lo sợ xác mẹ bị nước cuốn trôi mất, liền đến bên bờ sông than khóc gọi mẹ. ---- Khi cha mẹ còn sống ở đời, không vâng thuận theo lời người chỉ giáo, rồi khi người đã nhắm mắt lìa đời, đi về thế giới khác thì lại ôm lòng ray rứt thương tiếc nhớ thương, muốn làm việc hiếu thuận để báo đáp thâm ân thì ôi thôi đã muộn rồi; cho dù có đau buồn ngày ngày đến bên mộ mẹ than khóc như ếch con cũng không kịp nữa rồi!

 Xã hội ngày nay, ngày càng không chú trọng đến luân lý hiếu đạo nữa, nhất là vấn đề niên đại tuổi tác tư tưởng sai khác giữa các thế hệ dẫn đến <mối quan hệ thân tử> của người hiện đại ngày càng đơn điệu, lạnh nhạt; thậm chí xa rời luân thường đạo lý. Sự kiện này phơi bày rất rõ. Khi đến bệnh viện bạn hãy để mắt quan sát xem, sự chênh lệch giữa hai đối tượng: phòng bệnh người già và phòng bệnh trẻ em; <cha mẹ hiếu thuận con cái thì rất nhiều, còn con cái hiếu thuận cha mẹ thì rất ít>. Do vậy, người dân gian thường nói:”bệnh nằm lâu trên giường, mỏi mắt chờ trông, mới nhìn thấy được lòng người con hiếu thảo>,có nghĩa rằng khi lâm trọng bệnh phải trú thân nơi bệnh viện điều trị lâu dài, con cái bình thường lui tới viếng thăm đã là khó khăn rồi, chứ đừng nói chi đến việc quan tâm chăm sóc.

Lại nữa, cha mẹ khi bình thời đưa con đón cháu đi học từ ngày này qua ngày nọ; từ tháng này qua tháng kia, từ năm này sang năm khác, trọn cả cuộc đời phụng sự bảo dưỡng từ con đến cháu không hề một lời than oán, kể công hay ân hận. Thế mà hàng con cháu, khi cha mẹ thân thể không an thuận phải đưa cha mẹ đi bệnh viện kiểm tra bệnh lý hoặc điều trị; đưa đi một lần, hai lần, đến lần thứ ba thì đã lộ vẻ mặt không vui, không nhẫn nại làm tiếp tục. Còn nếu vì cha mẹ làm một chút sự việc gì thì lại tính kể như cả một đại ân huệ. Đài Loan có câu chuyện <cái chén ba đời> kể rằng:”Nhớ rằng,thuở ban đầu tôi nuôi con, con tôi nay có gia đình, tôi lại tiếp tục chăm sóc cháu; Con tôi bỏ đói tôi vì nó đói chớ đừng nói chi đến hàng cháu bỏ đói tôi”. Ôi! Thật đáng thương thay, tấm lòng cao cả của cha mẹ!

Tại Nam Hải, núi Phổ Đà có một người buôn heo, đối đãi cha mẹ.không một chút hiếu thuận, thường hay phản nghịch cha me; thâm chí mắng nhiếc cha mẹ không tiếc lời, khiến cha mẹ anh ta ngày dài áo não, buồn lo. Một ngày nọ, anh ta cùng với một số bạn bè đến núi Phổ Đà lễ bái cầu phước, vì anh ta nghe thiên hạ đồn rằng núi Phổ Đà có Quan Âm sống. Khi đến nơi, anh ta không quản ngại đường xa vạn dặm mỏi mệt, hỏi thăm từng người đường đến gặp Quan Âm. Trên đường đi, lành thay! Có một vị hoà thượng mách bảo anh ta:”Đức Quan Âm sống đó đã đi đến nhà anh rồi.” Anh ta nghe xong vội vã quay trở về nhà, mở cửa bước vào gặp ngay người mẹ đang hối hả đi ra đón anh trong dáng cách như vị hoà thượng mách tả. Anh ta vỡ lẽ, hiểu được lời giáo huấn của vị hoà thượng trên đường nọ:” Phật, bồ tát tại đường không lễ bái; song thân tại nhà không hiếu dưỡng, đường xa vạn dặm lễ bái Phật cầu phước báo, thành tựu được công đức?”.

Hiếu thuận cha mẹ không phải đợi đến lúc cha mẹ trăm tuổi lâm vào trạng thái sức mòn lực kiệt, thống khổ trên giường bệnh, hoặc đã quy tiên chầu Phật thì mới xúc tiến bày mân cao cỗ đầy, kèn trống linh đình, khóc kêu thảm thiết bày tỏ lòng hiếu thảo, thương tiếc. Ngay khi cha mẹ còn tại thế cần nên lòng thành đối đãi hiếu thuận. Thời đại Nam Bắc, triều đại Quỳ Tấn, Tấn Vũ Đế hạ lệnh triệu thỉnh vị giáo thọ của Thái tử Lý Mật Đáng, nhưng ông ta nói:” Thần đẵ trọn tiết ngày dài bên vua phụng sự, còn báo dưỡng mẹ già Lê Thị thì chỉ có ngắn ngày!” Lời nói đó cho thấy rằng: Hiếu dưỡng cha mẹ cần phải kịp thời, vạn muôn không thể đợi đến lúc “Cây muốn lặng mà gió không dừng, con muốn hiếu dưỡng mà cha mẹ không còn chờ đợi nữa.”thì nào có khác gì như chú ếch con khờ dại kia trọn ngày đêm bên bờ sông khóc lóc thảm thiết thương nhớ kêu gọi mẹ? 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6170)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5758)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6177)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5722)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6016)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7304)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5209)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.