25. Hiếu Thuận Cần Kịp Thời

06 Tháng Ba 201513:53(Xem: 6749)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


HIẾU THUẬN CẦN KỊP THỜI
孝順要及時

 

Có một chú ếch con luôn luôn đối nghịch ý mẹ; khi ếch mẹ bảo nó hướng về phía đông đi thì nó lạiï hướng về phía tây đi. Rồi khi ếch mẹ bảo nó hướng về hướng tây đi thì nó lại khăng khăng hướng về phía đông đi. Thế rồi một ngày nọ ếch mẹ lâm trọng bệnh, biết mình sắp phải từ giã cõi đời. Ếch mẹ mong muốn sau khi chết thân xác mình được chôn trên đất núi, ếch mẹ không muốn nằm nơi đất sình lầy ẩm ướt. Biết ếch con luôn luôn đối nghịch với ý mình, nên ếch mẹ trước khi nhắm mắt lìa đời liền kêu ếch con lại trăn trối:”Sau khi mẹ qua đời, mong con đem xác mẹ chôn bên ven ao hồ. Chú ếch con này ngày thường luôn luôn làm trái nghịch ý mẹ; đột nhiên hôm nay nhìn thấy mẹ qua đời, ếch con đau buồn, lòng ray rứt hối hận.Thương nhớ lời mẹ trăn trối, lòng hiếu thuận sanh khởi, ếch con đem xác mẹ chôn bên ven bờ sông cạnh đó. Ngày ngày khi hoàng hôn buông màn, ếch con lòng hồi hộp lo sợ xác mẹ bị nước cuốn trôi mất, liền đến bên bờ sông than khóc gọi mẹ. ---- Khi cha mẹ còn sống ở đời, không vâng thuận theo lời người chỉ giáo, rồi khi người đã nhắm mắt lìa đời, đi về thế giới khác thì lại ôm lòng ray rứt thương tiếc nhớ thương, muốn làm việc hiếu thuận để báo đáp thâm ân thì ôi thôi đã muộn rồi; cho dù có đau buồn ngày ngày đến bên mộ mẹ than khóc như ếch con cũng không kịp nữa rồi!

 Xã hội ngày nay, ngày càng không chú trọng đến luân lý hiếu đạo nữa, nhất là vấn đề niên đại tuổi tác tư tưởng sai khác giữa các thế hệ dẫn đến <mối quan hệ thân tử> của người hiện đại ngày càng đơn điệu, lạnh nhạt; thậm chí xa rời luân thường đạo lý. Sự kiện này phơi bày rất rõ. Khi đến bệnh viện bạn hãy để mắt quan sát xem, sự chênh lệch giữa hai đối tượng: phòng bệnh người già và phòng bệnh trẻ em; <cha mẹ hiếu thuận con cái thì rất nhiều, còn con cái hiếu thuận cha mẹ thì rất ít>. Do vậy, người dân gian thường nói:”bệnh nằm lâu trên giường, mỏi mắt chờ trông, mới nhìn thấy được lòng người con hiếu thảo>,có nghĩa rằng khi lâm trọng bệnh phải trú thân nơi bệnh viện điều trị lâu dài, con cái bình thường lui tới viếng thăm đã là khó khăn rồi, chứ đừng nói chi đến việc quan tâm chăm sóc.

Lại nữa, cha mẹ khi bình thời đưa con đón cháu đi học từ ngày này qua ngày nọ; từ tháng này qua tháng kia, từ năm này sang năm khác, trọn cả cuộc đời phụng sự bảo dưỡng từ con đến cháu không hề một lời than oán, kể công hay ân hận. Thế mà hàng con cháu, khi cha mẹ thân thể không an thuận phải đưa cha mẹ đi bệnh viện kiểm tra bệnh lý hoặc điều trị; đưa đi một lần, hai lần, đến lần thứ ba thì đã lộ vẻ mặt không vui, không nhẫn nại làm tiếp tục. Còn nếu vì cha mẹ làm một chút sự việc gì thì lại tính kể như cả một đại ân huệ. Đài Loan có câu chuyện <cái chén ba đời> kể rằng:”Nhớ rằng,thuở ban đầu tôi nuôi con, con tôi nay có gia đình, tôi lại tiếp tục chăm sóc cháu; Con tôi bỏ đói tôi vì nó đói chớ đừng nói chi đến hàng cháu bỏ đói tôi”. Ôi! Thật đáng thương thay, tấm lòng cao cả của cha mẹ!

Tại Nam Hải, núi Phổ Đà có một người buôn heo, đối đãi cha mẹ.không một chút hiếu thuận, thường hay phản nghịch cha me; thâm chí mắng nhiếc cha mẹ không tiếc lời, khiến cha mẹ anh ta ngày dài áo não, buồn lo. Một ngày nọ, anh ta cùng với một số bạn bè đến núi Phổ Đà lễ bái cầu phước, vì anh ta nghe thiên hạ đồn rằng núi Phổ Đà có Quan Âm sống. Khi đến nơi, anh ta không quản ngại đường xa vạn dặm mỏi mệt, hỏi thăm từng người đường đến gặp Quan Âm. Trên đường đi, lành thay! Có một vị hoà thượng mách bảo anh ta:”Đức Quan Âm sống đó đã đi đến nhà anh rồi.” Anh ta nghe xong vội vã quay trở về nhà, mở cửa bước vào gặp ngay người mẹ đang hối hả đi ra đón anh trong dáng cách như vị hoà thượng mách tả. Anh ta vỡ lẽ, hiểu được lời giáo huấn của vị hoà thượng trên đường nọ:” Phật, bồ tát tại đường không lễ bái; song thân tại nhà không hiếu dưỡng, đường xa vạn dặm lễ bái Phật cầu phước báo, thành tựu được công đức?”.

Hiếu thuận cha mẹ không phải đợi đến lúc cha mẹ trăm tuổi lâm vào trạng thái sức mòn lực kiệt, thống khổ trên giường bệnh, hoặc đã quy tiên chầu Phật thì mới xúc tiến bày mân cao cỗ đầy, kèn trống linh đình, khóc kêu thảm thiết bày tỏ lòng hiếu thảo, thương tiếc. Ngay khi cha mẹ còn tại thế cần nên lòng thành đối đãi hiếu thuận. Thời đại Nam Bắc, triều đại Quỳ Tấn, Tấn Vũ Đế hạ lệnh triệu thỉnh vị giáo thọ của Thái tử Lý Mật Đáng, nhưng ông ta nói:” Thần đẵ trọn tiết ngày dài bên vua phụng sự, còn báo dưỡng mẹ già Lê Thị thì chỉ có ngắn ngày!” Lời nói đó cho thấy rằng: Hiếu dưỡng cha mẹ cần phải kịp thời, vạn muôn không thể đợi đến lúc “Cây muốn lặng mà gió không dừng, con muốn hiếu dưỡng mà cha mẹ không còn chờ đợi nữa.”thì nào có khác gì như chú ếch con khờ dại kia trọn ngày đêm bên bờ sông khóc lóc thảm thiết thương nhớ kêu gọi mẹ? 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 2015(Xem: 4402)
Nghề trồng cây ăn quả đã là một nghề có từ rất lâu. Nhiều người đã giàu lên từ nghề này, như vùng trồng phật thủ uy tín ở Đắc Sở, Hoài Đức
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5205)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10413)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4824)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6186)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 8981)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7310)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7493)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4739)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12794)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.