5. Con đường xử thế

03 Tháng Ba 201504:01(Xem: 7099)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 


CON ĐƯỜNG XỬ THẾ
( 應世之道 )

Câu chuyện cười:

“Mèo bắt chuột” kể rằng: Có một chú mèo đi rình bắt chuột, chuột con biết được, nhanh nhẹn trốn vào động kín. Chú mèo đến nơi liền giả giọng chó sủa. Chuột con nghe thấy tiếng chó sủa, quyết đoán: Chú mèo kia chắc chắn là đã bị chó dọa nạt chạy mất dạng rồi. Thế là chuột con ung dung bò ra khỏi hang. Không bỏ qua cơ hội, mèo ta lập tức túm ngay chuột con. Chuột con không chịu thua liền hỏi: “Rõ ràng là tôi vừa nghe thấy tiếng chó sủa gầm vang, thế tại sao bác còn đứng ở đây?”  Gã mèo đắc ý đáp: “Năm nay thèm muốn ăn hỗn món ăn, vì thế nếu không tìm cách học ngôn ngữ thứ hai, làm sao tiến hành được!” – Con người muốn sanh tồn, tất nhiên cần phải dự bị cho mình một số điều kiện sanh tồn. Đó chính là phương án ứng xử thế . 

Liên quan đến “phương án ứng xử thế” có 4 điểm sau để chúng ta cùng thảo luận.

1. Nhẫn nại: Lực lượng nồng cốt để thành tựu nghệ thuật ứng thế.

Trong cuộc sống nhân gian, nhẫn nại là sức mạnh tuyệt vời nhất. Nhẫn nại không phải là thua thiệt, cũng chẳng phải là không có năng lực ứng đối; Ngược lại, khi đối diện với những sự kiện bị hủy báng, người có tính nhẫn nại liền biết vận dụng tâm chánh trực để lý giải vấn đề sao cho xứng tình hợp lý. Và trong thế giới tâm, đức nhẫn nại hoàn toàn không tiềm ẩn một chút hận thù, một tật đố nào, mà chỉ có hòa bình và bao dung. Nhẫn nại là pháp ứng đối xử thế cao thượng. Đại địa (đất) do sức nhẫn chịu sự giẫm đạp của tất cả mọi loài mà huân đúc nên sức mạnh nhẫn nhục cao thượng vô hình. Chúng ta làm người cần nên học tập đức nhẫn của đại địa, mới có thể thành tựu được đức hạnh nhẫn nại, và mới chân thực có đủ sức mạnh ứng xử thế.

2. Bao dung: Pháp tu dưỡng hạnh làm người cao cả.

Hư không do có đức bao dung vạn hữu, mà trở thành cao rộng vô tận. Chúng ta trong cuộc sống giao tiếp, cần nên học tập và tu dưỡng đức bao dung rộng lượng như hư không, thì mới được người khác tôn kính và tin yêu. Hạnh bao dung là một trong những pháp tu dưỡng thiết yếu hoàn thiện nhân cách làm người. Làm người nếu đối với sự lợi lạc của người khác mà chỉ có từng phần cân ly so đo tính toán, hoặc giả, người khác có một điểm nhỏ sai trái không những không thể bỏ qua mà còn khuyếch đại (tầm thường biến thành trọng đại). Hoặc ngược lại, đòi hỏi người khác phải bao dung mình, phải đối đãi với mình rộng lượng. Không cần thuyết minh, chúng ta đều biết người đó đã tự hiện lộ ra tâm tánh nhỏ nhen, ích kỷ. Một tách trà có thể dung nạp 500cc nước; một căn phòng với diện tích 100m2 dung chứa được 300 người; căn phòng với diện tích 500m2 tất nhiên sẽ dung chứa được 1000 người. Thế nên tâm người có lượng khoan dung bao nhiêu, tức đã thành tựu đức bao dung quảng đại bấy nhiêu.

3. Nhu hòa: Pháp đối đãi cư xử thành công trong nghệ thuật ứng thế.

Trong pháp ứng xử, tính nhu hòa mềm dẻo sẽ khắc phục được tính thô cứng. Nước do có bản chất nhu nhuyến mà thành tựu được năng lực xuyên thủng suốt tảng đá to cứng. Thế nên, trong cuộc sống, nếu chúng ta biết ứng dụng tính nhu hòa, an nhẫn để đối đãi thì tất cả mọi khó khăn trở ngại đều có thể hóa giải dễ dàng. Hiện nay lưu hành quản lý học, pháp quản lý tuyệt vời vẫn là trực diện quản lý bản chất tâm của chính mình. Bản chất tâm của chính mình nếu quản lý được trọn vẹn chu đáo từ hạnh đức từ bi, nhu hòa, nhẫn nại, cho đến thành tựu quản lý “nhân ngã nhất như” mình và người là một, thì đó chính là pháp quản lý cao đỉnh nhất.

4. Nhớ ơn và báo ơn: Tích lũy tư lương phước điền.

Người có đức hạnh nhớ ơn và báo ơn, người đó sẽ trân quý tất cả sự vốn có của chính mình, và không ngừng nỗ lực đem tài năng phụng hiến đền đáp người khác đã hy sinh biết bao sự nghiệp xương máu, tâm trí để đem lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc; sao cho xứng đáng với lời cổ nhân truyền dạy “uống nước nhớ nguồn, báo đáp thâm ân”. Vì vậy nhớ ơn và báo ơn chính là cuộc sống phú quý nhất.

Người biết quản lý lấy ba nghiệp thân, khẩu, ý của chính mình sẽ không bị phiền não quấy nhiễu, và không có sự tranh chấp, chiến tranh trong bất luận hoàn cảnh nào, trụ xứ nào.

Cuộc sống “Thường, Lạc” an trú trong  “Từ, Bi, Hỷ, Xả”  chính là diệu pháp ứng xử thế theo bốn điểm như trên.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 2015(Xem: 4325)
Nghề trồng cây ăn quả đã là một nghề có từ rất lâu. Nhiều người đã giàu lên từ nghề này, như vùng trồng phật thủ uy tín ở Đắc Sở, Hoài Đức
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5139)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10292)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4754)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6124)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 8855)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6841)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7000)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4719)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12740)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.