43. Buông Thả

06 Tháng Ba 201515:33(Xem: 7066)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


BUÔNG THẢ
(放下自在)

 

 Người gánh vác vật nặng trên vai, một khi đã buông thả được cái nặng đó xuống, thì ôi chao! nhẹ nhàng thoải mái biết bao! Khi trên thân phải đảm trách một chức vụ trọng đại, lớn lao, đến một ngày nào đó hoàn thành được nhiệm vụ mới buông thả được trọng trách, miệng nở nụ cười hạnh phúc với hơi thở nhẹ nhõm thanh thản; Thế mới biết, buông thả được gánh nặng thì thân tâm thư thái nhẹ nhàng thanh thoát tự tại biết dường nào!

 Chúng ta sanh hoạt trên thế gian, không ngừng phải tiếp nhận những gia lực áp chế căng thẳng nặng, nề, tất cả đều do nguyên nhân từ không buông thả được duyên cớ của những gánh nặng như : Đối với tiền bạc không thả được; Đối với cảm tình không buông thả được; Đối với danh dự không buông thả được; Đối với quyền lợi không buông thả được, cho nên sẽ bị tiền vàng, danh vị, ái tình, quyền lợi làm áp lực căng thẳng, thậm chí lâm vào trạng thái thất điên bát đảo, cao tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim v.v…để rồi một đời cam phận sống tật nguyền áo não.

Chúng ta hãy cùng nhau thắp lên ngọn nến, ngồi tĩnh tọa quay đầu đối diện đàm thoại với chính mình. Chúng ta đối với cái sự nghiệp công danh phú quý nếu không buông thả được thì nhân cách đạo đức sẽ bị cái công danh phú quý đó bao chụp biến thoái. Đối với ngũ dục lục trần của thế gian không buông thả được thì sanh mạng này suốt đời sẽ là nô lệ của chúng. Đối với những ưu bi khổ não của thế gian không buông thả được thì cuộc sống này sẽ bị những ưu bi khổ não đó bao vây chế ngự trong căn nhà u ám đen tối. Đối với những sự kiện có- không- được- mất của thế gian không buông thả được, tất nhiên sẽ bị chúng ảnh hưởng làm ảnh hưởng không ít đến đời sống tự do tự tại.

 Đời người chúng ta thật tại mà nói, đứng vững được trên cuộc sống thế gian, qủa là điều không đơn giản thường tình, mà phải trải qua biết bao thăng trầm với những thử thách gam go, nằm gai nếm mật. Từ đó, nhiều khi chỉ vì một người, tâm ta không buông thả được; hoặc chỉ vì một sự kiện hay một vật nào đó, hoặc chỉ vì một câu nói, tâm ta cũng không buông thả được, tức thị tâm tư chúng ta đã bị những thứ tâm tình, sự vụ kia chiếm cứ quản lý, tạo nên một sức ép căng thẳng khiến cho thân tâm ta không phút giây an lạc tự tại. Từ đó suy ra, không những đối với những vinh hoa phú quý của thế gian chúng ta cần phải buông thả, mà ngay cả sự sanh tử của thân tâm cũng cần phải buông thả mới chân thật cảm nhận được nguồn sống thế gian an lạc giải thoát tự do tự tại.

 Tô Đông Pha mặc dù tự cho rằng đối với công án tham thiền đã có chỗ thể ngộ, nhưng khi ông ta đối mặt với thiền sư Phật Ấn chỉ với một câu trách mắng thông qua hành động phóng tiểu tiện vào luống hoa quý của ông, Tô Đông Pha lập tức bị tâm sân khởi động chế ngự, không thể tự chủ hiện hành thực chất sự thể ngộ “buông thả”. Do vậy mà Tô Đông Pha đã bị một trò chơi trẻ con“tiểu tiện bừa bãi” của Thiền sư Phật Ấn khảo nghiệm, đánh bật gốc lời thách thức thiền ngộ kiên cường < bát phong thổi bất động > mà ngược lại, hiện lộ một TÔ ĐÔNG PHA đùng đùng nộ khí sung thiên chèo đò vượt sông đến hỏi tội Thiền sư Phật Aán. Sự kiện đó đã chứng minh, cho dù tự cho rằng mình đã được những thành tích sự nghiệp lẫy lừng vẻ vang, hoặc đã đạt được những thành tựu đạo nghiệp cao đến đâu chăng nữa, mà không có công lực thực hiện thực chất buông thả <cái tự ngã> thì không thể nào nhập đạo. Làm người, do vì có cái <ngã> rất to lớn; một vị thiền sư nếu không tự nhận thức được chính mình về bản ngã đó để buông thả nóù thì cho dù có một đời tu hành <vì thế nhân khai đạo>, thì chẳng khác nào mỗi ngày phải mang vác một tử thi nặng trĩu bôn ba giữa dòng đời, khổ nhọc biết bao! Từ đó nhìn lại mà rõ biết, thân xác này chẳng khác nào như một cái thùng túi da, khi cần dùng đến thì chúng ta trung thành tận tâm tận chí hiện dụng cống hiến; rồi một khi nhân duyên đã đến thời hoán chuyển thì cần nên dứt khoát nhẹ nhàng buông thả, vì chỉ có thật sự buông thả <cái tự ngã> thì mới an lạc giải thoát tự tại.

 Có một bài kệ hình dung về Đức Di Lặc bồ tát: <bụng lớn có thể dung chứa, dung chứa biết bao sự thế gian; Miệng luôn nở nụ cười hoan hỷ, cười tận thiên hạ cổ kim tiêu tan sầu.> Làm người, nếu chúng ta học tập thực hiện được tâm khoan dung, hỷ xả như ngài Di Lặc bồ tát thì cuộc sống này là cả một vùng trời sung mãn an lạc tự tại, giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6086)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.
21 Tháng Ba 2016(Xem: 6083)
Có một bài học ngoại ngữ đã cũ về có và không có, đại ý rằng: Một ngôi sao màn bạc nổi tiếng, cô ta có rất nhiều tiền, cô ta có nhiều biệt thự với những bể bơi sang trọng, có xe hơi đát tiền, cô ta có tài năng vượt xa những con người bình thường khác , cô ta có sắc đẹp và thân hình tuyệt mỹ tràn đầy sức sống. Chưa hết, cô ta có một người chồng mơ ước với những đứa con đẹp tựa thiên thần, cuộc sống của cô thực sự là một thiên đường. Cô ta có tất cả.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 8565)
ĐĐ.Thích Minh Niệm, tác giả cuốn sách Hiểu về trái tim (NXB Trẻ) dành cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ buổi trò chuyện về lòng biết ơn, việc sống đẹp trong tinh thần báo ơn. Đây như câu chuyện đầu xuân cho những người trẻ, để cùng khơi lên lòng biết ơn, giá trị của gia đình, sự nương tựa tổ ấm (tâm linh và huyết thống) để vượt qua cám dỗ, chông chênh, vấp ngã trên hành trình một năm dài phía trước...
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6560)
Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã có một cuộc gặp gỡ các nhà tư tưởng phương Tây ở Hà Lan để thảo luận về khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH), một khái niệm đối lập với khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc gia (Gross National Product – GNP) – chỉ số về phát triển kinh tế của thế giới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6827)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 8670)
Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7751)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7879)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7692)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?