31. Không Tham Là Phú Quý

06 Tháng Ba 201514:05(Xem: 6745)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


KHÔNG THAM LÀ PHÚ QUÝ
(不貪為寶)

 

 Thời xuân thu, nước Tống, có một người nhặt được một viên mỹ ngọc, liền đem hiến tặng cho vị quan tên Tử Hãn. Tử Hãn kiên quyết chối từ không nhận. Người đó cho rằng vị quan này không biết đó là viên ngọc qúy, nên thẳng lời thưa :”Đây là viên bảo ngọc”. Tử Hãn đáp:”Ông lấy ngọc làm bảo vật, còn tôi lấy không tham làm bảo vật”. Nếu tôi tiếp nhận viên ngọc qúy này của ông tức là tôi và ông cùng nhau đánh mất đi bảo tạng của chính mình, chi bằng mỗi người chúng ta tự giữ gìn lấy bảo bối của chính mình.

Trên thế gian, có người lấy tiền tài vật chất làm của báu; có người lấy địa vị làm của báu; có người lấy ái tình làm của báu; có người coi sinh mạng làm của báu. Ngoài ra, có một số người khi đề cập đến báu vật, liền nghĩ đến trân châu mã não, san hô hổ phách, cẩm thạch, huyền thạchv.v..

Vật mà thế gian cho là báu, là bảo bối; thật ra đó chỉ là trạng thái tâm tham ái, tham chấp. Bởi vì có tham ái mới cần cầu đến vật báu, vật bảo bối. Điển hình như có người lấy con cái làm vật báu; có người lấy vật cổ truyền thừa làm của báu. Lại có người yêu qúy sách đến độ trở thành ngu xuẩn, sách chính là bảo vật cuả anh ta; có người yêu thích nuôi dưỡng gia súc như chó, mèo,chim muông….những con gia cầm ấy chính là của báu của anh ta. Lại có người lấy vật mình yêu thích sưu tầm làm của báu, người yêu chuộng sưu tầm tem,thì nhìn những con tem mà mình sưu tầm được là của báu; người yêu thích sưu tầm cổ vật thì dưới mắt của nhà khảo cổ vật, từ những kho tạng sách cổ, danh thiếp, hình tranh, vật trang sức, nhạc khí, hộp bật lửa, thậm chí thâu được những mảnh đá sỏi có hình thù, sắc chất đặc biệt cũng đều coi nó là báu vật của mình.

Bảo vật ngoài thân nhiều, không bằng trong tâm có đầy đủ chánh niệm. Bởi vì bảo tạng chân thật chính là bản thể chân tâm của chính mình.! Tâm mình có đầy đủ nhân nghĩa đạo tình, thì nhân nghĩa đạo tình đó chính là bảo tạng; trong tâm có trời đất thì trời đất kia chính là bảo tạng; trong tâm có đạo đức từ bi thì đạo đức từ bi ấy chính là bảo tạng. Bảo tạng tâm đó vô tiền bạc, vô địa vị danh lợi, nhưng kông có của báu vật chất nào sánh bằng. Khi trong tâm chúng ta có Phật, có Pháp, có Tăng, có chân lý, tức là tâm ta đã có bảo tạng; Tâm chúng ta không tham lam, không sân hận, không si mê, không ái dục thì tâm chúng ta vốn đã có vô lượng, vô biên, vô tận của báu.

Vào đời nhà Hán, có vị quan tên Dương Trấn, có người vì muốn cầu cạnh ông ta giúp việc, nhưng biết ông là vị quan thanh liêm đoan chánh nên không dám thanh thiên bạch nhật làm việc mờ ám, lợi dụng lúc đêm tối đem hai ngàn lượng vàng đến cầu cạnh đút lót mong ông thu nhận giúp đỡ, nhưng vị quan ấy cương quyết chối từ. Người kia khẩn thiết nài nỉ:”Xin quan trên chớ lo ngại, không có người nào biết được việc này đâu!”. Vị quan Dương Trấn thẳng thắn trả lời:”trời biết, đất biết, ông biết, ta biết, làm sao có thể nói không ai biết được?”.

 Người xưa thường nói:”Mua được ruộng tốt nhà vạn khoảnh, nhưng không quan chức bị người khinh. Thất phẩm, ngũ phẩm còn chê nhỏ; rồi tứ phẩm tám phẩm cũng chê thấp. Nhất phẩm đương triều làm tể tướng, lại hâm mộ được xưng vương tác đế; nhưng khi đã được làm thiên tử thì lại mong cầu trường sanh bất tử mới xứng ý vừa lòng.” Thật đúng là lòng người tham vô đáy. Vật chất tiền tài trên thế gian làvật có hạn lượng, thế mà dục vọng của con người lại là vô tận. Người tràn đầy lòng tham dục thì cho dù có tiền kho bạc núi, biển vàng vẫn là người phú qúy nghèo cùng. Chỉ có vô tham dục, biết sống đời sống thiểu dục tri túc, thanh đạm thường lạc tự nhiên thì mới chân thật là người phú qúy của báu vô hạn. Thế nên, tham dục là bần cùng, không tham là phú qúy, giàu có---Không tham mới chân thật là bảo tạng vô tận của chính mình! 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6933)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4653)
Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp. Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5214)
Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thể bởi vì ngày hôm nay là Lễ Tạ Ơn - và tôi cũng nghĩ rằng Đạo Phật đã dạy chúng ta hai lý do rất tốt đẹp để cảm ơn, và cả hai lý do cảm ơn nầy đều có nhiều ý nghĩa cho tất cả mọi người.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7597)
Chủ đề Hôn nhân - Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4901)
Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4674)
Khi những người trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau, mới đầu chỉ là tình bạn thân thiết rồi dần dà phát sinh tình cảm, từ đó tham ái bắt đầu có mặt dẫn đến yêu thương, hò hẹn và cuối cùng là kết tình chồng vợ.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4874)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người. Theo quan niệm của một số người xa xưa, ai cũng có một số mạng cố định; số sung sướng thì suốt đời được sung sướng; số khổ đau thì suốt đời phải khổ đau; số cao sang hay thân phận thấp hèn đều có sự sắp đặt nhất định của nó.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10742)
Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân, về vấn đề ly dị? Làm sao chúng ta có thể sử dụng giáo lý của Đức Phật để đối mặt với những trạng thái tâm lý bất ổn nơi con cái và bản thân chúng ta khi ly dị xảy ra?
02 Tháng Mười 2015(Xem: 10004)
Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức. Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được. Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 6352)
Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.