32. Mình Đang Nghĩ Gì?

06 Tháng Ba 201515:08(Xem: 6790)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


MÌNH ĐANG NGHĨ GÌ?
(我在想什麼)

 

Trên thân thể của con người, bộ đại não là qúy trọng nhất. Ngày ngày chúng ta dùng bộ não để suy nghĩ. Bất luận là AQ, hay IQ hoặc quán sát phán đoán cũng đều do từ bộ não tư duy mà lưu xuất ra. Muốn lên thiên đường, muốn xuống địa ngục, hay muốn thành thánh hiền, thành tiểu nhân, tất cả đều là trong 24 giờ tư duy mà thành. Bây giờ chúng ta hãy tự hỏi mình : Mỗi ngày tôi đang nghĩ gì?

Thời thơ ấu chỉ nghĩ đến cha mẹ yêu thương mình, chỉ nghĩ đến kẹo chocola, có kem ăn là đủ rồi. Khi đến tuổi trưởng thành lại nghĩ đến tình yêu, sự nghiệp, hạnh phúc, dường như những thứ đó, đời người có gì đòi hỏi.

Người làm nghề buôn bán thì mong cầu mua một bán mười, thị trường phát đạt phúc lợi, ngày ngày trong tâm chỉ nghĩ đến cách làm sao kiếm tiền. Người tùng sự chính trị, mong muốn được siêu tốc thăng quan tiến chức, công thành danh toại. Thời thời khắc khắc trong lòng chỉ nghĩ đến làm sao được phát tài phát lợi.

Chúng ta mỗi ngày nghĩ đến đìều gì? Thông thường chúng ta chỉ nghĩ đến cá nhân mình, không nghĩ đến người khác; chỉ nghĩ đến lợi ích, chứ không nghĩ đến công đức; chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, chứ không nghĩ đến cái hậu qủa tai họa, lo phiền xa.Vì vậy tâm não luôn luôn bị xung đột với những tặc tử bệnh tật khổ não.Thật ra chúng ta có thể đổi khác góc độ để tư duy, không nhất định là tư duy việc riêng của mình mà nên để tư duy quan hoài dến người khác, như đối với cha mẹ mình đã thực hiện được cha me châu toàn hiếu thuậïn? Mìngh đã đem lại cho thế gian được bao nhiêu nhân duyên an lạc? Mình đã vì đại chúng thành tựu được bao nhiêu công đức? Thậm chí chúng ta còn cần nên tư duy điều mình cần nên hổ thẹn; tư duy chỗ năng lực mình còn khiếm khuyết; tư duy kiểm thảo việc làm của mình trong ngày được thành tựu là do biết bao công sức của đại chúng hỗ trợ, mình nên làm thế nào để hồi đáp công ơn ấy? nên làm những gì để khỏi cô phụ ân huệ của đại chúng? Thật đáng thương thay, con người của thời đại ngày nay, đầu não toàn chứa đựng những tư lợi, những dục vọng, những phiền não, thậm chí là chuyên nghĩ đến việc đi châm biếm người khác. Có người đầu não lại suy nghĩ đến những việc cấu kết ghê rợn, phi nhân đạo: Trong vườn hoa làm kiều nữ tặng vàng, sau đó nghĩ cách nửa đêm xuất hiện lang sói mỹ nhân; hoặc hóa trang làm người con gái hiền thục trinh bạch móc câu chàng rể rùa vàng, cho dến nghĩ cách ở phòng ốc sang trọng, có xe hơi kẻ đón người đưa, nghĩ đến đầu phiếuv.v…Đến cuối cùng thì từ những tư duy đen tối, mờ ám đã diễn ra biết bao là phiền hà rắc rối, khổ đau khó kham nhẫn, đến độ ăn không ngon, ngủ không yên, thời thời, khắc khắc đều sống trong thất điên bát đảo.

Thiền học Phật giáo có câu:”Không sợ niệm đầu khởi, chỉ sợ giác chiếu chậm.” Chúng ta có lúc nghĩ gì, chính mình cũng mờ mịt không rõ biết. Chúng ta nếu vô pháp nắm bắt được dòng tư tưởng của chính mình thì làm sao nắm bắt được đời sống thực tại cho chính mình? Vì vậy, thiền tông dạy chúng ta cần nên chú tâm quan sát, nhìn thấy rõ từng niệm khởi của chính mình, niệm niệm phân minh. Trước khi làm việc gì, trước nên suy nghĩ kỹ càng chính chắn: Mình làm việc đó có đem lại lợi ích cho người? Người xưa thường nhắc nhở con cháu:”Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Lời mình nói rahợp tình hợp lý?”. Nếu lời nói ra vô ý vị, khiến người nghe nhàm chán, hoặc lời nói ra làm xúc phạm người sẽ đưa đến xung đột phản đối. Nói chuyện chỉ có hai người Ất và Giáp, nhưng lời nói ra không hòa hợp sẽ dẫn đến tình trạng chân đá tay thoi. Kết cuộc Ất bị Giáp cắn sứt mũi. Ất đem Giáp kiện trình lên quan phủ. Giáp biện lý làẤt tự cắn sứt mũi mình. Quan tòa đưa ra lý giải: Con người ta cái mũi nằm trên cái miệng thì làm sao anh ta lại có thể tự mình cắn sứt mũi mình được? ---Giáp bộp chộp, không một chút suy nghĩ chính chắn về lời nói của mình, trả lời một cách vô lý lẽ: Anh Ất đạp nhằm phải cái móc áo ở trên tường cao rơi xuống nên bị móc áo móc phải mũi.

Ba nghiệp của con người: Từ thân hành miệng nói đều là từ ý niệm kết tập phát khởi. Vì vậy, nếu chúng ta thường quán chiếu, chăm sóc lấy niệm khởi tư tưởng của chính mình【TÔI ĐANG SUY NGHĨ GÌ】 thì mọi hành vi cử chỉ và lời nói ra mới không bị sai trái, lệch lạc. Khi phát hiện ramình đang suy nghĩ về điều bất thiện, điều không tốt, không đúng, thì cần phải kịp thời cải chánh. Lúc bình thường, tốt nhất là chúng ta nên đến những sự việc cảm động; thường tư duy về mặt cuộc sống trong sáng. Người xưa thường nói:”tâm nghĩ tất việc thành”. Trong cuộcsống thường nhật nếu chúng biết nỗ lực gieo trồng hạt giống tốt vào thuở ruộng tám thức của chúng ta, thì còn lo sợ gì không khai hoa thơm, không trổ trái ngọt lành? 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6931)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4653)
Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp. Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5212)
Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thể bởi vì ngày hôm nay là Lễ Tạ Ơn - và tôi cũng nghĩ rằng Đạo Phật đã dạy chúng ta hai lý do rất tốt đẹp để cảm ơn, và cả hai lý do cảm ơn nầy đều có nhiều ý nghĩa cho tất cả mọi người.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7596)
Chủ đề Hôn nhân - Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4901)
Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4672)
Khi những người trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau, mới đầu chỉ là tình bạn thân thiết rồi dần dà phát sinh tình cảm, từ đó tham ái bắt đầu có mặt dẫn đến yêu thương, hò hẹn và cuối cùng là kết tình chồng vợ.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4874)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người. Theo quan niệm của một số người xa xưa, ai cũng có một số mạng cố định; số sung sướng thì suốt đời được sung sướng; số khổ đau thì suốt đời phải khổ đau; số cao sang hay thân phận thấp hèn đều có sự sắp đặt nhất định của nó.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10739)
Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân, về vấn đề ly dị? Làm sao chúng ta có thể sử dụng giáo lý của Đức Phật để đối mặt với những trạng thái tâm lý bất ổn nơi con cái và bản thân chúng ta khi ly dị xảy ra?
02 Tháng Mười 2015(Xem: 10003)
Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức. Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được. Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 6351)
Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.