42. Canh Tác Ruộng Tâm

06 Tháng Ba 201515:30(Xem: 7230)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


CANH TÁC RUỘNG TÂM
(耕耘心田)

 

Gia đình có ruộng tốt có thể tích lương phòng đói! Trải qua bao thế hệ lịch sử, ruộng đất mãi mãi là nguồn mạng mạch của đời sống người dân Đông Nam Á. Vì vậy người dân Đông Nam Á coi ruộng đất là căn bản của mạng mạch sống còn, coi ruộng đất là vật gia bảo truyền thừa. Cha mẹ luôn luôn nghĩ đến làm thế nào để có được mảnh vườn thủa ruộng lưu lại cho con cháu. Thật đáng đau lòng thay, khi nhìn thấy có một số người hậu học không nhìn thấy và cũng không thể hội được nỗi lòng trắc ẩn khổ tâm kia của bậc tổ tiên ông bà cha mẹ; không những không làm trọn vai trò kế thừa canh tác gia bảo điền địa, mà còn khiến cho ruộng vườn trở thành hoang dại, điêu linh; hoặc sa bẫy tửu sắc, đem tất cả gia sản điền địa cầm vay hoặc bán trắng dẫn đến thảm cảnh tán gia bại sản, tật bệnh tội khiên, trọn đời ân hận, nuối tiếc vô cam!

Điền địa ngoại giới cần phải canh tác, trồng trọt là điều kiện cuộc sống tự nhiên. Ngoài ra, nội tâm của chúng ta cũng gọi là<ruộng tâm>, <đất tâm>, luôn chờ đợi chúng ta chăm nom khai phát, canh tác. Chúng ta làm thế nào canh tác ruộng tâm của chính mình? Phật giáo dạy chúng ta <phát tâm>, chính là muốn chúng ta khai phát canh tác nguồn mạch ruộng phước điền chơn thiện mỹ của nội tâm

Trong hiện thực cuộc sống, người cần mẫn thậm chí không ngừng xới đất dời đá lấp biển vá trời, tô bồi cải tạo ruộng vườn ngày một thêm mới chất màu mỡ, phì nhiêu, thâu qua khai khẩn đất hoang, phát rừng khai núi để canh tác trồng trọt hoa qủa.

Trong tất cả mọi khuôn mẫu ruộng đất đều có thể gieo hạt, cấy giống, có thể xây dựng bất luận mô hình canh tân kiến trúc. Trên mảnh ruộng tâm của chúng ta cần nên canh tác cày cấy như thế nào? Chúng ta cần nên bồi đắp những gì? Phương pháp canh tác ruộng tâm? Chúng ta có thể dùng tư duy quán chiếu, phản tỉnh, tĩnh tâm, niệm Phật, cũng có thể thâu qua thiền định, tham cứu, sám hối, phát nguyện v.v..Ruộng đất của ngoại tâm dễ canh tác, trồng trọt, còn ruộng đất của nội tâm muốn canh tác không phải là chuyện đơn giản, cần có nội lực dõng mãnh từ sự phát tâm và lập nguyện.

Một ngày nọ, Đức Thế Tôn đi ra ngoại thành ôm bình bát khất thực hóa duyên, gặp một vị Bà La Môn đang cày ruộng. Bà La Môn nhìn thấy Đúc thế tôn, lập tức hướng đến phía trước thưa hỏi:”Đức Thế Tôn, Tai sao ngài không tự mình canh tác ruông đất? Tại sao không dùng sức lao động của tự chính mình đểphục vụ cho nhu cầu cuộc sống?” --- Đức Phật mỉm cười đáp:”Tôi thời thời khắc khắc đều chuyên tâm cần mẫn canh tác ruộng vườn! “. Vị bà la môn không hiểu lời giải đáp của Đức Thế Tôn, nói:”Tôi chưa từng nhìn thấy ông xuống ruộng cầm cán cày, thúc trâu, gieo lúa giải mạ ”! ----Đức Phật từ bi mỉm cười, nói:”Tất cả chúng sanh đều là đất ruộng của ta. Tín tâm chính là chủng tử của ta. Thiện pháp chính là sương mai, cam lồ thuỷ. Trí tuệ chính là ánh sáng mặt trời. trì giới là lưỡi cày của ta, tinh tấn không giải đãi là con trâu mà ta tuyển chọn, chánh niệm là sợi dây để buộc thúc liểm trâu, chân lý là quai tay cầm để lèo lá luống cày, những phiền não của ba nghiệp thân khâu ý chính là cỏ xấu hoang dại mà ta thời khắc phải nhổ cắt, và sự tịnh lạc vĩnh hằng bất sanh bất diêït chính là ta canh tác thu hoạch được qủa hiện thực”.

Khế ngữ có câu:”Ruộng tâm vốn không mọc cỏ vô minh, tánh địa thường khai hoa trí huệ”. Lời ngữ ấy hàm ý nói rằng:”Muốn thu hoạch qủa như thế nào thì, trước phải dụng công canh cày như thế đó ”. Chúng ta mong muốn tâm mình trưởng thành hạnh đức từ bi trí tuệ? Hay là trưởng thành hạnh giống ngu si tà kiến? Xin hãy nhìn vào qúa trình dụng công canh cày ruộng tâm của chính mình!

Chúng ta mong muốn ruộng tâm của mình sanh trưởng thông minh, đĩnh đạc, lanh lợi thông đạt pháp phương tiện quyền xảo, chúng ta chỉ cần cần mẫn gieo rải hạt giống trí tuệ……Nếu chúng ta mong muốn có năng lực thu hoạch được thật quả thiện duyên, kiết tường, bình an, thuận lợi, thì cần nên siêng năng chăm chỉ cấy gieo hạt giống từ bi, hẳn nhiên là < tùng tâm sở nguyện, tùng cầu sở đắc.>!

Ruộng đất tâm cần phải không ngừng khai khẩn canh cày thì mới nảy sanh được qủa ngon trái tốt và mới thu hoạch được vụ mùa chất lượng như ý. Cần phải lấy nguyện lực tăng thượng để khai phát ruộng tâm, lấy nguyện lực xuất ly để canh tác ruộng tâm, lấy nguyện lực của bồ đề tâm để gieo cấy ruộng tâm. Vì trong tâm của mỗi chúng ta đều vốn có bảo tạng từ bi, trí tuệ,tín ngưỡng, lực lượng tàm quýv.v… Do vậy mà nói<canh tác ruộng tâm > chính là phát tâm từ bi đố đãi người, phát tâm tu hành tinh tấn, phát tâmsủa đổi không tốt khí chất, phát tâm diệt đoạn phiền não. Người có tâm nguyện:<canh tác ruộng tâm>, mới có đủ năng lực tìm về bản tâm tự tánh, và mới có thể hội nhập Phật đạo!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6933)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4653)
Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp. Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5214)
Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thể bởi vì ngày hôm nay là Lễ Tạ Ơn - và tôi cũng nghĩ rằng Đạo Phật đã dạy chúng ta hai lý do rất tốt đẹp để cảm ơn, và cả hai lý do cảm ơn nầy đều có nhiều ý nghĩa cho tất cả mọi người.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7597)
Chủ đề Hôn nhân - Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4901)
Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4675)
Khi những người trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau, mới đầu chỉ là tình bạn thân thiết rồi dần dà phát sinh tình cảm, từ đó tham ái bắt đầu có mặt dẫn đến yêu thương, hò hẹn và cuối cùng là kết tình chồng vợ.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4874)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người. Theo quan niệm của một số người xa xưa, ai cũng có một số mạng cố định; số sung sướng thì suốt đời được sung sướng; số khổ đau thì suốt đời phải khổ đau; số cao sang hay thân phận thấp hèn đều có sự sắp đặt nhất định của nó.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10744)
Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân, về vấn đề ly dị? Làm sao chúng ta có thể sử dụng giáo lý của Đức Phật để đối mặt với những trạng thái tâm lý bất ổn nơi con cái và bản thân chúng ta khi ly dị xảy ra?
02 Tháng Mười 2015(Xem: 10004)
Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức. Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được. Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 6352)
Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.