34. Từ Nhãn Thị Chúng Sanh

06 Tháng Ba 201515:13(Xem: 6639)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


TỪ NHÃN THỊ CHÚNG SANH
(慈眼視眾生) 

Khi cùng người tương xúc, bạn nhìn người bằng đôi mắt gì?

Có người nhìn người bằng đôi mắt hoài nghi; có người nhìn người bằng đôi mắt tật đố, có người nhìn người bằng đôi mắt khinh dễ , ngạo mạn; có người nhìn người bằng đôi mắt thành kiến.

Trong xã hội, dân gian thường nói :”người có tuệ nhãn một khi nhìn người, liền biết ai là người anh hùng  tài hoa”; Song trên thế gian, người hùng tài hoa vốn không nhiều, mà người có tuệ nhãn nhìn ra được tài năng của người lại càng hiếm. Vì vậy chân thật làm được người luôn lấy đôi mắt từ bi bình đẳng nhìn muôn loài, quả là hy hữu.

 Trong lịch sử Trung Quốc, ông Hàn Dũ thường nói:”Thế gian có Bá Nhạc là người có tuệ nhãn nhìn ngựa liền biết ngựa nào là ngựa tài, vừa có năng lực chạy nhanh, chạy xa ngàn dặm, lại vừa biết tương ứng cùng ý chủ. Ngựa tài thì có, nhưng người như Bá Nhạc có mấy ai.”Mắt tuệ cuả Bá Nhạc chính là đôi mắt từ ái, cứu thương nhân loại.

Cha mẹ nhìn con cái trưởng thành với đôi mắt tràn đầy yêu thương và hy vọng; các bậc sư trưởng bằng đôi mắt từ ái tin yêu luôn luôn nhìn đàn lớp con em học sinh mình từng bước từng bước tiến bộ. Bậc tiền bối bằng đôi mắt nhân từ, hậu đãi nhìn sự nghiệp rực rỡ của hàng con cháu, môn đệ. Quốc gia xã hội bằng đôi mắt khoan dung , nồng hậu nhìn kiện toàn sự hiện hữu của toàn dân.

Một thôn xóm có cuộc sống êm đềm ấm áp là do từ người người biết nhìn nhau bằng đôi mắt từ ái hỗ tương nhau, nhường cơm xẻ áo cho nhau khi gặp cảnh “tắt lửa tối đèn”. Một cơ quan đoàn thể có cuộc sống hài hoà, phát triển là do đoàn thể đó từ cấp thủ trưởng cho đến bậc thuộc hạ đều biết nhìn nhau bằng đôi mắt tôn trọng lẫn nhau, và đối đãi nhau bằng tấm lòng hậu hỷ, hiểu và thương.

Sao gọi là “Từ nhãn thị chúng sanh”?--–Mỗi người chúng ta đều có đôi mắt thịt để nhìn muôn vật. Với đôi mắt đó, nếu như chúng ta biết dành cho người một chút quan tâm chăm sóc, và với tấm lòng chân thật tôn trọng bày tỏ niềm đồng cảm, cùng nhau chia ngọt xẻ buì, đem lại cho người niềm an vui, hy vọng, thì đó chính là ý nghĩa của cái nhìn “Từ nhãn thị chúng sanh”.

Trong hàng chúng sanh, có loài “noãn sanh”,tức chúng sanh được sanh ra từ trứng như gà, vịt, chim, rắn…; có loài “thai sanh”, tức chúng sanh được sanh ra từ bào thai như con người, và một số động vật như chó, mèo, heo, hổ báo….; có loài “thấp sanh”, tức loài chúng sanh được sanh ra từ nơi ẩm ướt như muỗi mòng, lăng quăng…; có loài “hoá sanh”, tức loài chúng sanh được sanh ra từ sự thoát hoá như bướùm nhộng, quỷ thần, tiên…Trong các loài chúng sanh trên, chúng ta lấy loài người ra để quán sát sự không đồng nhất:--- Có người tâm lượng hẹp hòi, keo kiệt, bủn xỉn; có người tâm tánh bảo thủ, chỉ biết chấp chặt cái kiến giải thô thiển, tục luỵ cuả riêng mình; có người hư nguỵ xảo quyệt thủ đoạn lừa bịp người không một chút nhân nhượng lương tâm…Nhìn cho tận cùng mà nói thì có trăm vạn loài  chúng sanh khác nhau , chúng ta đứng trên tổng thể nên nhìn chúng bằng đôi mắt “từ ái” mới có thể xúc tiến được sự cảm hóa hài hòa, thăng tiến giữa bên này và bên kia;  giữa hạng chúng sanh ác với hạng chúng sanh thiện. Giả như người người đều biết lấy đôi mắt “hiểu và thương “ để nhìn tất cả mọi loài, mọi cảnh thì thế giới này nào có thù hận chiến tranh. Và từ đôi mắt”Từ nhãn thị chúng sanh” đó sẽ kiến tạo nên thế giới chủng tộc hài hòa tràn đầy niềm tin yêu hy vọng, ấm no, hạnh phúc---- Nhưng đáng tiếc thay, trên cuộc sống thế gian, con người có lúc không những không nhìn người bằng đôi mắt từ aí mà còn bằng tâm tật đố, tà nguỵ nhìn ngó soi mói tài sản của người khác, hoặc nhìn với đôi mắt thờ ơ lãnh đạm trước những nỗi buồn vui, hoặc tai họa của người. Có người nhìn đời bằng đôi mắt kính đen, chỉ nhìn những điểm xấu dở của người, chứ không nhìnï thấy được những điểm tốt đẹp của người. Có người dùng đôi mắt giả dối, không chân thật để nhìn đời. Đôi mắt đẹp biến thành đôi dao sắc nhọn, đôi kiếm đanh thép đem lại cho đời sự tổn thương, nguy hại. Phải chăng thật đáng tiếc biết bao.

Kinh{Phổ môn} có câu:”Quán Thế Âm bồ tát du chư thập phương quốc độ, dĩ nhãn thị chúng sanh”. Nghĩa là đức Quán Thế Âm bồ tát vân du khắp mười phương thế giới, bất cứ đến nơi đâu, ngài đều lấy đôi mắt từ bi, bình đẳng, tràn đầy niềm “hiểu và thương” nhìn tất cả mọi loài chúng sanh. Do vậy hình tượng từ bi của đức Quán Thế Âm đã được khắc sâu vào lòng người và được người người đời đời, kiếp kiếp tôn kính, ngưỡng vọng sùng bái!

Trong số người thân cận, chúng ta mong muốn họ nhìn mình bằng đôi mắt gì nhỉ?----Phải chăng tất cả chúng ta đều mong muốn họ nhìn mình bằng đôi mắt từ ái tràn đầy “hiểu và thương” . Nhưng thưa cùng các bạn đọc thông minh, chúng ta trước nên phản tỉnh mình đã, đang và sẽ nhìn mọi người, mọi cảnh bằng đôi mắt gì? 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6933)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4653)
Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp. Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5214)
Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thể bởi vì ngày hôm nay là Lễ Tạ Ơn - và tôi cũng nghĩ rằng Đạo Phật đã dạy chúng ta hai lý do rất tốt đẹp để cảm ơn, và cả hai lý do cảm ơn nầy đều có nhiều ý nghĩa cho tất cả mọi người.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7597)
Chủ đề Hôn nhân - Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4901)
Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4672)
Khi những người trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau, mới đầu chỉ là tình bạn thân thiết rồi dần dà phát sinh tình cảm, từ đó tham ái bắt đầu có mặt dẫn đến yêu thương, hò hẹn và cuối cùng là kết tình chồng vợ.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4874)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người. Theo quan niệm của một số người xa xưa, ai cũng có một số mạng cố định; số sung sướng thì suốt đời được sung sướng; số khổ đau thì suốt đời phải khổ đau; số cao sang hay thân phận thấp hèn đều có sự sắp đặt nhất định của nó.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10742)
Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân, về vấn đề ly dị? Làm sao chúng ta có thể sử dụng giáo lý của Đức Phật để đối mặt với những trạng thái tâm lý bất ổn nơi con cái và bản thân chúng ta khi ly dị xảy ra?
02 Tháng Mười 2015(Xem: 10004)
Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức. Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được. Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 6352)
Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.