16-09 Phẩm Càn Thát Bà Thọ Ký

30 Tháng Tư 201000:00(Xem: 39798)
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU

Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Phẩm Càn Thát Bà Thọ Ký
Thứ Chín


 Bấy giờ lại có ba ức sáu ngàn vạn chúng Càn Thát Bà thấy chư A Tu La, Ca Lâu La, Long Nữ, Long Vương và Cưu Bàn Trà cúng dường Phật được thọ ký, họ vừa lòng xứng ý hớn hở vui mừng sanh tâm hi hữu chưa từng có mà nghĩ rằng : Đức Như Lai thiệt là hi hữu chưa từng có tuyên nói pháp giới không có biến đổi mà thị hiện có làm tăng trưởng căn lành. Dầu không tác giả mà thị hiện tác nghiệp. Chư Càn Thát Bà ở trong pháp ấy rõ biết như vậy rồi, đối với Như Lai sanh lòng tôn trọng phát tâm Vô thượng Bồ đề. Họ mừng vui vì muốn cúng dường Phật, nên hóa hiện ba ức sáu ngàn vạn đầu đại tượng vương đều có sáu ngà. Trên mỗi ngà có bảy ao nước. Trong mỗi ao có bảy hoa sen. Mỗi hoa sen có ngàn cánh,

 Trên mỗi cánh có bảy ngọc nữ. Khoảng cách của một cánh sen có bảy thị nữ, trang sức với như’ng đồ trang nghiêm bằng thiên bửu , tay cầm thiên hương để cúng dường. Nơi mỗi đầu đại tượng vương lại hóa làm ba ức sáu ngàn vạn lọng thất bửu, ba ức sáu ngàn vạn trướng bằng thiên lương.

 Chư Càn Thát Bà đều ngồi trên tượng vương tấu thiên âm nhạc, ở trên hư không đi nhiễu Phật ba mươi sáu vòng, đem hương trời hoa trời và hoa thất bửu rải cúng dường Phật, mùi hương hoa ấy lan khắp mười phương. Lại mưa nước thơm cõi trời sáu mươi do tuần thành Ca Tỳ La làm cho toàn thành ướt thành bùn thơm, hơi bùn thơm khắp tam thiên Đại Thiên thế giới, chúng sanh nghe hơi ấy đều chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề . Lúc họ tấu âm nhạc , tiếng nhạc ấy vang khắp tam thiên Đại thiên thế giới, chúng sanh nghe tiếng nhạc ấy đều được chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề. Chư Càn Thát Bà ở trên tượng vương trần thiết cúng dường Phật, khiến các ngọc nữ tấu nhạc ca vũ. Lại có ngọc nữ động thân tay rải rác thứ bột hương để cúng dường Phật.

 Chư Càn Thát Bà ở trên không ngồi tượng vương nhiễu Phật đã ba mươi sáu vòng rồi, họ xuống tượng nhiễu Phật ba vòng đảnh lể Chưn Phật chắp tay đứng một phía nói kệ tán thán rằng :

 “ Thế Tôn trí tuệ ngoài ba cõi
 Tự mình ra rồi lại độ người
 Tất cả thế gian không bằng Phật
 Tướng hảo thân sáng rất đoan chánh
 Trời Người tối diệu vô biên xưng
 Thị hiện thế gian chẳng nghĩ bàn
 Chẳng thấy một pháp tướng khác
 Mà dạy chúng sanh tu thiện nghiệp
 Pháp chơn như không biến đổi khác
 Chỉ có ngôn thuyết không có nghĩa
 Không có dụng sự và người dùng
 Dầu vậy Phật độ các quần sanh
 Chẳng đến chẳng đi cũng chẳng sanh
 Phật hay diễn thuyết pháp như vậy
 Dầu nói các pháp thể tánh kgông
 Thế Tôn lại bảo siêng hành đạo
 Không có một pháp hay tự tác
 Người sáng thế gian nói có tác
 Các pháp đều chẳng tự hay biết
 Thế Tôn thị hiện làm tất cả
 Như xe họp nhiều những chi phần
 Chi phần chẳng biết tự hay làm
 Công dụng xe ấy hiện thấy được
 Phật nói các pháp cũng như vậy
 Các pháp mỗi mỗi chẳng dạy nhau
 Cũng chẳng thay đổi dạy bảo nhau
 Tất cả các pháp chẳng nương nhau
 Pháp bổn bất sanh cũng bất diệt
 Phật vì thế để nói như vậy
 Thế đế các pháp chẳng toàn không
 Như pháp thế đế thể tánh trụ
 Biết như vậy rồi vì chúng nói
 Thế Tôn nói các pháp như vậy
 Đại bi chỗ làm rất kỳ đặc
 Các pháp thể tánh chẳng thể thấy
 Như Lai phương tiện nói pháp trụ
 Chúng tôi nguyện làm vô biên xưng
 Đại Đại Sư đủ tướng trăm phước
 Đại hỉ lợi ích các thế gian
 Nguyện làm Thế Tôn như Phật vậy
 Chúng tôi nguyện nơi kẻ ám chướng
 Những người tùy thuận dòng tham dục
 Người khát ái buộc ràng trăm khổ
 Cúng tế độ họ như Thế Tôn
 Chúng tôi nguyện nơi người nhiều khổ
 Người chẳng thấy bờ kia mà trói
 Người chạy như vượn khỉ nhảy nhót
 Cứu tế độ họ như Thế Tôn
 Chúng tôi nguyện như người mù lòa
 Người sáu loài nhọc nhằn qua lại
 Người nơi mình tự hoại nghiệp quả
 Cứu tế độ họ như Thế Tôn ” .

 Đức Phật biế chư Càn Thát Bà sanh lòng tin sâu nên hiện tướng mỉm cười.

 Huệ Mạng Mã Thắng Tỳ Kheo nói kệ bạch hỏi rằng :

 “ Vô biên oai đức hiện mỉm cười
 Đạo Sư mỉm cười chẳng không nhơn
 Nguyện Phật mau nói nhơn duyên ấy
 Dứt trừ chúng sanh các mối nghi
 Nay thấy Thế Tôn mỉm cười rối
 Đại chúng thảy đều sanh nghi hoặc
 Tất cả nguyện nghe nghĩa mỉm cười
 Ngưỡng mong đại bi dứt mối nghi
 Ai nơi Phật pháp sanh kính tin
 Ai rời được nơi các lưới nghi
 Phật biết chúng sanh tin sâu rối
 Trời Người bực thánh nên hiện cười
 Ai có trí tuệ hay tùy thuận
 Phát chơn như được Như Lai nói
 Biết nhiệm huệ giải hạnh họ rồi
 Ở trong đại chúng hiện mỉm cười
 Tất cả đại chúng không dị tâm
 Chỉ muốn thích nghe Thế Tôn nói
 Chắp mười ngón tay để trên đầu
 Nhứt tâm chiêm ngưỡng mặt Như Lai
 Lìa các uế trược không lo rầu
 Mắt đời hiện còn nên mừng rỡ
 Vì trừ tất cả lòng nghi hoặc
 Nguyện đại bi nói nhơn duyên cười ».

 Thế Tôn nói kệ đáp Huệ Mạng Mã Thắng rằng :

 « Phập hiện mỉm cười vì đời vậy
 Lành thay Mã Thắng hỏi đúng giờ
 Đại chúng thiện căn sẽ tăng trưởng
 Vì Phật mỉm cười sự thọ ký
 Mã Thắng lắng nghe lời Phật nói
 Đạo Sư nay hiện cớ mỉm cười
 Phật sẽ nói rõ nghĩa mỉm cười
 Ông phải vui mừng nghe Phật nói
 Càn Thát Bà Vương kính tin Phật
 Tâm họ thanh tịnh sanh mừng rỡ
 Y nơi thiệt pháp nhập pháp rồi
 Nơi Phật chánh pháp sanh hỉ kỳ
 Các pháp tịch diệt an bất động
 Hàng đại chúng nầy xu thiệt tế
 Như thành Càn Thát nhập như vậy
 Cúng dường nơi Phật không ai bằng
 Các pháp như vậy không có sanh
 Tất cả cũng lại chẳng tận diệt
 Đại chúng tư duy pháp như huyễn
 Chưa hiểu rõ được sanh nghi hoặc
 Pháp chẳng nói được phương tiện nói
 Phật vì chơn thiệt nên như vậy
 Chúng ấy vào chánh pháp Phật rồi
 Ngồi tượng Đại Long cúng dường Phật
 Quan sát Bồ đề không sanh diệt
 Càn Thát Bà Vương cúng dường Phật
 Thương xót chúng sanh hạng ngu mê
 Vì thế mà cầu Nhứt thiết trí
 Chúng ấy phát nguyện sẽ thành Phật
 Khiến người ngu mê mất trí huệ
 Nhập pháp chơn thiệt an trụ rồi
 Khiến được cầu bất tử tịch diệt
 Chúng ấy cúng dường như vậy rồi
 Bỏ rời thân quỉ lòng mừng rrỡ
 Quyết được vãng sanh trên cung trời
 Hằng cùng đế thích gần gũi nhau
 Được gặp nhiều ức na do tha
 Cúng dường Như Lai Vô Thương Giác
 Từ một Phật độ đến Phật độ
 Nơi chỗ chư Phật được nghe pháp
 Chúng ấy tu tịnh Phật hạnh rồi
 Chỗ được Phật độ cũng thanh tịnh
 Hóa vô lượng chúng phát đạo tâm
 Khiến họ tăng trưởng Phật chủng tử
 Biết các thế gian tánh không rời
 Cũng đem pháp ấy dạy bảo người
 Khiến chúng an trụ Nhứt thiết trí
 Trụ thế vô lượng na do tha
 Phật ấy đồng hiệu vô biên huệ
 Mỗi mỗi chư Phật trụ ở đời
 Thảy đều vô lượng do tha kiếp
 Diễn nói Phật đạo cho người nghe
 Như vậy Thích Ca Mâu Ni Phật
 Nói báo Càn Thát Bà cúng dường
 Cùng họ thọ ký khiến được nghe
 Nhơn duyên cười mà Mã Thắng hỏi
 Đại chúng nghe rồi đều vui mừng
 Biết Phật thọ ký rất đáng thích
 Nghe Phật thọ ký vô thượng rồi
 Thảy đều vui y Thích Ca Phật”.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14832)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11925)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12436)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12153)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12131)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7998)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8556)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9168)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10191)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.